TRANG CHỦ QUY ĐỊNH - QUY CHẾ TIN TỨC NHÂN SỰ GÓP Ý TÌM KIẾM
** Chào mừng các bạn đến với phòng Đào tạo - Đại học Duy Tân **
Tiếng Việt :: English
Giới Thiệu P.ĐÀO TẠO
Tuyển sinh
Tốt nghiệp
Kế hoạch đào tạo
Chương trình đào tạo
Thời khóa biểu
Danh Sách Thi
Kết quả học tập
Liên kết đào tạo
Thông báo
Tài liệu học tập
Hoạt động phong trào
 
Tin Tức
- Luật BHYT sửa đổi & bổ sung có hiệu lực từ 2015
z
- Xem lịch thi tất cả các khóa
Để xem lịch thi kết thúc học phần, vào mục Thời khóa biểu trên Web pdaotao.duytan.edu.vn
- Xem lịch học khóa K17-K18
 Vào liên kết này để xem: http://courses.duytan.edu.vn
- Thủ tướng phê duyệt Chiến lược phát triển giáo dục 2011 - 2020
Thủ tướng vừa phê duyệt "Chiến lược phát triển giáo dục 2011-2020" với mục tiêu tổng quát đến năm 2020, nền GD được đổi mới căn bản và toàn diện theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế; chất lượng GD được nâng cao một cách toàn diện.
@import url(/css/example.css);
- hướng dẫn đánh giá trình độ ngoại ngữ cho học viên cao học
Thực hiện Quy chế đào tạo trình độ thạc sĩ do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành kèm theo Thông tư số 10/2011/TT-BGDĐT ngày 28 tháng 2 năm 2011
- Đưa "cẩm nang tuyển sinh 2012" lên mạng
Sáng 13/3, Bộ GD&ĐT đưa toàn bộ thông tin tuyển sinh của 470 trường đại học, cao đẳng lên cổng thông tin thi và tuyển sinh của Bộ.
 

http://vietbao.vn/Giao-duc/Dua-cam-nang-tuyen-sinh-2012-len-mang/12965327/202/

@import url(/css/example.css);
- “4 tip” giúp bạn du học “nhẹ tênh”
Ngoài “giắt lưng” một vốn ngoại ngữ dồi dào, bạn còn cần gì nữa nhỉ?

- Lệ phí tuyển sinh năm 2012 là 80.000 đ/thí sinh
(Dân trí) - Thông tin từ Bộ GD-ĐT cho biết, lệ phí tuyển sinh năm 2012, bao gồm lệ phí ĐKDT và dự thi là 80.000 đồng/thí sinh.
- Thay đổi mã ngành, thí sinh lưu ý tránh nhầm lẫn

Theo quy định mới của Bộ GDĐT, mã ngành đào tạo của các trường ĐH và CĐ sẽ thay đổi toàn bộ trong năm 2012. Mã ngành mới sẽ bao gồm 1 chữ và 6 số thay vì 2 - 3 số như trước đây.

- Các bước đổi mới phương pháp dạy học
Xét về bản chất, đổi mới phương pháp dạy học (PPDH) không chỉ đơn thuần là một quá trình truyền đạt kiến thức, kỹ năng mà còn phải biến nó thành hành động tích cực của học sinh (HS).

 
CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO
Ngành Quan hệ quốc tế (International Relations) (18/04/2009)

1. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO

Đào tạo cử nhân ngành Quan hệ quốc tế có lập trường chính trị, phẩm chất đạo đức, có ý thức phục vụ nhân dân, nắm vững kiến thức chuyên môn và kỹ năng thực hành về quan hệ quốc tế và đường lối đối ngoại của Đảng và Nhà nước Việt Nam.

Sinh viên tốt nghiệp có thể đảm đương các công việc đối ngoại và hợp tác quốc tế phù hợp tại các Bộ, Ban, Ngành trung ương, địa phương, các tổ chức xã hội và các doanh nghiệp; nghiên cứu và giảng dạy về quan hệ quốc tế tại các cơ sở nghiên cứu và đào tạo.

2. KHUNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

2.1. Khối lượng kiến thức tối thiểu và thời gian đào tạo theo thiết kế

195 đơn vị học trình (đvht), chưa kể phần nội dung về Giáo dục Thể chất (5 đvht) và Giáo dục Quốc phòng (165 tiết)

Thời gian đào tạo: 4 năm

2.2. Cấu trúc kiến thứùc của chương trình đào tạođvht

2.2.1

Kiến thức giáo dục đại cương tối thiểu

(Chưa kể các nội dung về Giáo dục Thể chất và Giáo dục Quốc phòng)

45

2.2.2

Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp tối thiểu

Trong đó tối thiểu:

150

 

- Kiến thức cơ sở của khối ngành

19

 

- Kiến thức cơ sở ngành

30

 

- Kiến thức ngành (kể cả kiến thức chuyên ngành)

45

 

- Kiến thức bổ trợ

 

 

- Thực tập nghề nghiệp

5

 

- Khoá luận (hoặc thi tốt nghiệp)

10

 

3.KHỐI KIẾN THỨC BẮT BUỘC

3.1. Danh mục các học phần bắt buộc

3.1.1. Kiến thức giáo dục đại cương35 đvht*

1

Triết học Mác-Lênin

6

2

Kinh tế chính trị Mác-Lênin

5

3

Chủ nghĩa xã hội khoa học

4

4

Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam

4

5

Tư tưởng Hồ Chí Minh

3

6

Ngoại ngữ

10

7

Tin học đại cương

3

8

Giáo dục thể chất

5

9

Giáo dục quốc phòng

165 tiết

* Không tính các học phần 8 và 9

3.1.2.Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp 84 ®vht

a. Kiến thức cơ sở khối ngành19 đvht

1

Lịch sử văn minh thế giới

4

2

Đại cương văn hóa Việt Nam

3

3

Tâm lý học đại cương

3

4

Pháp luật đại cương

3

5

Logic học

3

6

Xã hội học đại cương

3

 

b.Kiến thức cơ sở ngành30 đvht

1

Chính trị học đại cương

3

2

Lý luận Nhà nước và pháp luật

3

3

Lịch sử ngoại giao Việt Nam

2

4

Lịch sử các học thuyết kinh tế

3

5

Địa lý kinh tế Việt Nam và thế giới

2

6

Kinh tế học đại cương (vi mô và vĩ mô)

5

7

Kinh tế đối ngoại Việt Nam

2

8

Ngoại ngữ chuyên ngành cấp độ I

10

c. Kiến thức ngành35 đvht

1

Lịch sử quan hệ quốc tế

4

2

Lý luận quan hệ quốc tế

3

3

Quan hệ kinh tế quốc tế

3

4

Công pháp quốc tế

3

5

Tư pháp quốc tế

2

6

Chính sách đối ngoại Việt Nam

4

7

Báo chí và thông tin đối ngoại

2

8

Đàm phán quốc tế

2

9

Ngoại ngữ chuyên ngành cấp độ II

12

 

3.2. Mô tả nội dung các học phần bắt buộc

1.Triết học Mác – Lênin6 đvht

Nội dung ban hành tại Quyết định số 45/2002/QĐ-BGD&ĐT, ngày 29/10/2002 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo

2.Kinh tế chính trị Mác – Lênin5 đvht

Nội dung ban hành tại Quyết định số 45/2002/QĐ – BGD&ĐT ngày 29/10/2002 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo

3.Chủ nghĩa xã hội khoa học4 đvht

Nội dung ban hành tại Quyết định số 34/2003/QĐ – BGD&ĐT ngày 31/7/2003 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo

4.Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam4 đvht

Nội dung ban hành tại Quyết định số 41/2003/QĐ – BGD&ĐT ngày 27/8/2003 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo

5.Tư tưởng Hồ Chí Minh3 đvht

Nội dung ban hành tại Quyết định số 35/2003/QĐ – BGD&ĐT ngày 31/7/2003 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo

6.Ngoại ngữ10 đvht

Điều kiện tiên quyết: Không

Bao gồm những kiến thức cơ bản về ngữ pháp, vốn từ vựng, các kỹ năng sử dụng trong giao tiếp thông thường, yêu cầu tương đương trình độ trung cấp (IntermediateLevel) đối với những sinh viên đã tốt nghiệp chương trình ngoại ngữ 7 năm của giáo dục phổ thông.

7.Tin học đại cương3 đvht

Điều kiện tiên quyết:không

Trang bị cho sinh viên thuộc khối ngành KHXH những kiến thức cơ bản về tin học, giúp sinh viên có khả năng sử dụng máy tính và các phần mềm thông dụng nhất. Bao gồm những nội dung sau:

- Một số vấn đề cơ bản về tin học và máy tính

- Các hệ điều hành MSDOSvà WINDOWS

- Soạn thảo văn bản trên máy tính

- Sử dụng bảng tính Excel

- Sử dụng các dịch vụ cơ bản của INTERNET

8.Giáo dục thể chất5 đvht

Nội dung ban hành tại Quyết định số 3244/GD-ĐT ngày 12/9/1995 và Quyết định số 1262/GD-ĐT ngày 12/4/1997 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo

9. Giáo dục quốc phòng165 tiết

Nội dung ban hành tại Quyết định số 12/2000/QĐ- BGD&ĐT ngày 9/5/2000 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo

10. Lịch sử văn minh thế giới 4 đvht

Giới thiệu tổng quát về sự hình thành, phát triển các nền văn minh trên thế giới, các thành tựu chủ yếu, vai trò, vị trí của các nền văn minh này trong tiến trình lịch sử nhân loại với những nội dung cụ thể sau:

Văn minh Ai Cập, văn minh Lưỡng Hà, văn minh Aán Độ, văn minh Trung Hoa, văn minh Hồi giáo, văn minh phương Tây từ cổ đại đến hiện đại.

11.Đại cương văn hoá Việt Nam3đvht

Cung cấp những kiến thức cơ bản về văn hoá, văn hoá học và văn hoá Việt Nam trong lịch sử hình thành và phát triển từ nền tảng văn hoá, văn hoá truyền thống đến hiện đại như văn hoá Việt Nam thời kỳ tiền sử, sơ sử, thời kỳ đầu Công nguyên, thời Đại Việt và thời hiện đại. Nội dung trọng tâm là văn hoá truyền thống và văn hoá Việt Nam chuyển đổi từ truyền thống sanghiện đại.

 

12.Tâm lý học đại cương3 đvht

Gíới thiệu những quy luật chung nhất trong sự hình thành phát triển và vận hành tâm lý người, sự vận dụng vào việc giáo dục con người phát triển toàn diện. Học phần bao gồm các nội dung: cơ sở tự nhiên và xã hội của tâm lý người, hoạt động giao tiếp – bản thể của tâm lý người, sự hình thành nhân cách trí nhớ, tính cách, khí chất và xu hướng năng lực

13.Pháp luật đại cương3 đvht

Nội dung bao gồm những kiến thức cơ bản về Nhà nước và pháp luật, quan hệ trách nhiệm pháp lý, các văn bản quy phạm pháp luật và hệ thống pháp luật Việt Nam, cấu trúc của bộ máy Nhà nước cũng như chức năng, thẩm quyền và địa vị pháp lý của các cơ quan trong bộ máy Nhà nước CHXHCN Việt Nam.

14.Lôgic học3 đvht

Bao gồm các nội dung: Những vấn đề của lôgích học truyền thống; một số nội dung của lôgích học hiện đại; lịch sử lôgích; những quy luật, những hình thức cơ bản của tư duy.

15.Xã hội học đại cương3 đvht

Giới thiệu khái quát lịch sử hình thành, phát triển khoa học xã hội học, đối tượng và phương pháp nghiên cứu xã hội học. Một số lĩnh vực nghiên cứu xã hội học như: xã hội học đô thị và nông thôn, xã hội học hôn nhân và gia đình, xã hội học truyền thông, xã hội học văn hóa...

16. Chính trị học đại cương3 đvht

Điều kiện tiên quyết: Triết học Mác-Lênin, Kinh tế chính trị Mác-Lênin, Lịch sử các học thuyết kinh tế.

Cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về vấn đề quan hệ giữa các giai cấp trong việc giành, xây dựng và sử dụng quyền lực nhà nước. Từ những lý luận cơ bản, đi vào một số lĩnh vực cụ thể và phân tích các mối quan hệ chính trị trong xã hội đương đại. Những nội dung trên đều có liên hệ với thực tế Việt Nam trên cơ sở của chủ nghĩa Mác - Lênin và chỉ ra chức năng và nhiệm vụ của chính trị học ở nước ta hiện nay.

17. Lý luận Nhà nước và pháp luật3 đvht

Điều kiện tiên quyết: Triết học Mác-Lênin; Kinh tế Chính trị Mác-Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh và Chủ nghĩa xã hội khoa học

Cung cấp những kiến thức chung, cơ bản nhất về Nhà nước và pháp luật tạo cơ sở lý luận nền tảng và phương pháp luận cho sinh viên khi nghiên cứu các môn học trong khoa học pháp lý sau này.

18. Lịch sử ngoại giao Việt Nam2 đvht

Điều kiện tiên quyết: Các học phần kiến thức giáo dục đại cương và cơ sở của khối ngành.

Cung cấp cho sinh viên những bài học của cha ông ta về chính sách bang giao với các nước láng giềng và phương thức tiến hành các mối bang giao đó, xuất phát từ các nhiệm vụ giành và giữ độc lập dân tộc, gây dựng hoà hiếu, chống xâm lược, mở mang và xây dựng đất nước cường thịnh; tổng kết những kinh nghiệm của cha ông trong việc kết hợp đấu tranh ngoại giao với các hình thức đấu tranh khác như: chính trị, quân sự và kinh tế để bảo vệ quyền lợi tối cao của dân tộc; truyền thống ngoại giao hoà hiếu của ông cha ta, tạo nên một trong những cơ sở của ngoại giao Việt Namthời đại Hồ Chí Minh.

19.Lịch sử các học thuyết kinh tế3 đvht

Điều kiện tiên quyết: Triết học Mác-Lênin, Kinh tế Chính trị Mác-Lênin Kinh tế học đại cương.

Giới thiệu những nội dung cơ bản của các học thuyết kinh tế từ thế kỷ XV đến nay. Trên cơ sở đó, cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản của các thuyết kinh tế, những ưu, nhược điểm của chúng và giá trị thực tế của mỗi học thuyết. Từ việc phân tích, đánh giá các học thuyết kinh tế trong lịch sử, học phần cũng chỉ ra khả năng vận dụng vào thực tế Việt Nam để từ đó có được chính sách kinh tế phù hợp nhất nhằm nâng cao hiệu quả của quản lý kinh tế ở Việt Nam.

20. Địa lý kinh tế Việt Nam và thế giới2 đvht

Điều kiện tiên quyết: Triết học Mác-Lênin; Kinh tế Chính trị Mác-Lênin, Triết học Mác-Lênin .

Học phần giới thiệu về khả năng các nguồn tài nguyên thiên nhiên và tài nguyên nhân văn của Việt Nam cũng như việc sử dụng và những yêu cầu trong việc khai thác có hiệu quả các nguồn lực đó. Học phần cũng giới thiệu về kinh tế địa lý của một số quốc gia và khu vực chủ yếu có liên quan đến quan hệ kinh tế quốc tế của Việt Nam như Nhật Bản, Trung Quốc, Mỹ và ASEAN.

 

21. Kinh tế học đại cương (Vi mô và Vĩ mô) 5 đvht

Điều kiện tiên quyết: Kinh tế chính trị Mác-Lênin, Lịch sử các học thuyết kinh tế.

Trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về nền kinh tế của một quốc gia, sự vận động của tổng thể nền kinh tế thị trường. Đồng thời, sinh viên cũng nắm được những vấn đề kinh tế của các doanh nghiệp, các đơn vị kinh tế riêng biệt như tiêu dùng, sản xuất, vấn đề chi phí, giá cả...

Thông qua học phần này, sinh viên có thể hiểu được sự hoạt động, biến đổi của toàn bộ nền kinh tế của một quốc gia, từ vi mô đến vĩ mô. Sinh viên cũng được trang bị các phương pháp cơ bản để có thể đưa ra các giảipháp chung nhất cho việc giải quyết những biến động trong nền kinh tế của một quốc gia.

22.Kinh tế đối ngoại Việt Nam2 đvht

Điều kiện tiên quyết: Chính sách đối ngoại Việt Nam

Giúp cho sinh viên nắm vững quan điểm của Đảng về kinh tế đối ngoại, đồng thời cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về các hoạt động kinh tế đối ngoại của Việt Nam trong các giai đoạn khác nhau của đất nước. Được trang bị những kiến thức về kinh tế đối ngoại sinh viên có khả năng hoạt động trong các lĩnh vực khác nhau của nền kinh tế.

23. Lịch sử quan hệ quốc tế4 đvht

Điều kiện tiên quyết: Các học phần kiến thức giáo dục đại cương và cơ sở khối ngành.

Trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản và hệ thống về quá trình vận động và phát triển của lịch sử quan hệ quốc tế, chủ yếu là quan hệ chính trị giữa các quốc gia từ sau cách mạng tư sản Anh (1640) đến cuối thế kỷ XX, cũng như những nội dung chính trong chính sách đối ngoại của một số nước, chủ yếu là các nước lớn.

24.Lý luận quan hệ quốc tế.3 đvht

Điều kiện tiên quyết: Triết học Mác-Lênin,Lịch sử quan hệ quốc tế,Luật quốc tế.

Cung cấp cho sinh viên hệ thống các khái niệm và phạm trù cơ bản về quan hệ quốc tế; trên cơ sở phân tích có so sánh và phê phán giúp sinh viên tiếp cận và nắm vững nội dung cốt lõi quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin và của Đảng ta cũng như các quan điểm khác về quan hệ quốc tế; qua đó hình thành tư duy, phương pháp nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực này.

25.Nhập môn quan hệ kinh tế quốc tế3 đvht

Điều kiện tiên quyết: Các học phần kiến thức giáo dục đại cương và cơ sở khối ngành.

Trang bị cho sinh viên những hiểu biết cơ bản về quan hệ kinh tế quốc tế, giúp sinh viên thấy được vai trò của quan hệ kinh tế quốc tế trong sự phát triển của mỗi quốc gia, đặc biệt là mối liên hệ hữu cơ giữa kinh tế và chính trị trong bối cảnh hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế cũng như xu thếtoàn cầu hoá ngày càng diễn ra nhanh chóng.

26.Công pháp quốc tế3 đvht

Điều kiện tiên quyết: Các học phần kiến thức giáo dục đại cương và cơ sở khối ngành.

Cung cấp cho sinh viên những kiến thức có hệ thống về những khái niệm, đặc điểm của chủ thể, nguồn gốc, bản chất, vai trò và những nguyên tắc cơ bản của Luật quốc tế; các vấn đề về dân cư, lãnh thổ, lãnh hải và biên giới quốc gia; Luật điều ước; Luật ngoại giao và Lãnh sự; Luật biển quốc tế và Tổ chức quốc tế; Luật môi trường; trách nhiệm quốc gia, luật lệ và tập quán quốc tế về chiến tranh.

27. Tư pháp quốc tế2 đvht

Điều kiện tiên quyết: Các học phần kiến thức giáo dục đại cương và cơ sở của khối ngành .

Cung cấp cho sinh viên những kiến thức nền tảng về các hệ thống pháp luật dân sự cơ bản trên thế giới, qua đó sinh viên có thể nắm được các nguyên tắc chọn luật áp dụng để giải quyết xung đột pháp luật trong quan hệ về quyền sở hữu, hợp đồng dân sự, thừa kế, hôn nhân gia đình, lao động và tố tụng dân sự có yếu tố nước ngoài.

28. Chính sách đối ngoại Việt Nam 3 đvht

Điều kiện tiên quyết: Các học phần kiến thức cơ sở khối ngành và ngành.

Trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về quá trình hoạch định và thực hiện chính sách đối ngoại của Việt Nam qua từng giai đoạn lịch sử kể từ năm 1945 đến nay; qua đó giúp sinh viên quán triệt và nắm vững các quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về quan hệ quốc tế nói chung và quan hệ đối ngoại nói riêng, nhất là trong giai đoạn xây dựng và phát triển đất nước hiện nay; giúp sinh viên tiếp cận và hiểu được nghệ thuật ngoại giao đặc sắc của Việt Nam, hình thành tư duy chính trị đối ngoại.

29. Báo chí và thông tin đối ngoại3 đvht

Điều kiện tiên quyết: Chính sách đối ngoại Việt Nam.

Trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về báo chí như: giao tiếp trong truyền thông đại chúng, văn hoá đại chúng, thông điệp báo chí, chức năng của truyền thông đại chúng; giúp sinh viênnắm bắt được quy trình của thông tin báo chí, cách suy diễn và cách trích dẫn trong báo chí; cung cấp cho họ một số thao tác đọc báo và làm cho sinh viên nhận thức được tầm quan trọng của thông tin đối ngoại, đặc biệt trong bối cảnh hội nhập quốc tế và khu vực.

30.Đàm phán quốc tế2 đvht

Điều kiện tiên quyết: Chính sách đối ngoại Việt Nam.

Chỉ ra cho sinh viên hiểu rõ mối quan hệ giữa giao tiếp và đàm phán, cung cấp cho họ những kiến thức cơ bản về đàm phán nói chung và đàm phán quốc tế nói riêng; làm cho sinh viên hiểu được đàm phán là một hoạt động tổng hợp, vừa mang tính khoa học, đồng thời lại là một nghệ thuật.

31. Ngoại ngữ chuyên ngành Quan hệ quốc tế22 đvht

(bao gồm cả hai cấp độ I và II).

Điều kiện tiên quyết: Nắm vững 4 kỹ năng nghe, nói, đọc, viết yêu cầu ở phần ngoại ngữ cơ bản.

Sau khi tốt nghiệp sinh viên phải có đủ khả năng sử dụng ngoại ngữ như một công cụ làm việc phục vụ cho công tác đối ngoại (tiếp xúc, phân tích, tổng hợp, khai thác tư liệu...). Các kỹ năng cần phải đạt được: đọc và nắm bắt được chính xác nội dung các văn bản; thảo được các thông báo, báo cáo; nghe hiểu nội dung cơ bản của các cuộc hội đàm, thảo luận, gặp gỡ trao đổi với các đối tác nước ngoài; giao tiếp thông thạo bằng ngoại ngữ với các đối tác nước ngoài trong các tình huống đối thoại thông thường, thảo luận, hội thảo về các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội.

 

 

 

4. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CHƯƠNG TRÌNH KHUNG NGÀNH QUAN HỆ QUỐC TẾ ĐỂ THIẾT KẾ CÁC CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO CỤ THỂ

Chương trình khung giáo dục đại học là cơ sở giúp Bộ Giáo dục và Đào tạo quản lý chất lượng của quá trình đào tạo đại học, do đó được quy định bắt buộc cho tất cả các cơ sở giáo dục đại học có đào tạo trình độ đại học.

4.1 Chương trình khung trình độ đại học ngành Quan hệ quốc tế được thiết kế theo hướng thuận lợi cho việc phát triển các chương trình cấu trúc kiểu đơn ngành (Single Major). Danh mục các học phần (môn học) và khối lượng của chúng đưa ra tại mục 3 chỉ là những quy định bắt buộc tối thiểu. Căn cứ vào mục tiêu, thời gian đào tạo, khối lượng và cơ cấu kiến thức quy định tại các mục 1 và 2, các trường bổ sung những học phần cần thiết để xây dựng thành chương trình đạo tạo cụ thể của trường mình với tổng khối lượng kiến thức không dưới 195 ĐVHT (không kể các nội dung về Giáo dục thể chất và Giáo dục quốc phòng).

4.2 Phần kiến thức chuyên ngành (nếu )ù thuộc ngành Quan hệ quốc tế có thể được thiết kế theo từng lĩnh vực chuyên sâu hẹp của ngành Quan hệ quốc tế, ví dụ như Ngoại giao đa phương và Đàm phán quốc tế, Luật quốc tế và Các tổ chứcquốc tế, Kinh tế quốc tế và Hợp tác quốc tế, Báo chí và Tuyên truyền đối ngoại... Sự khác biệt về nội dung đào tạo giữa các chuyên ngành nằm trong giới hạn 20% kiến thức chung của ngành.

4.3 Do đặc thù của ngành Quan hệ quốc tế và tuỳ thuộc vào trình độ ngoại ngữ ban đầu của sinh viên, các trường nên xem xét kỹ số tiết dành cho môn học ngoại ngữ. Trường hợp khối lượng kiến thức ngoại ngữ nâng cao vượt quá 25 ĐVHT thì môn học ngoại ngữ đó phải được xem như một ngành phụ, cùng với ngành chính là Quan hệ quốc tế trong cùng một chương trình đào tạo kiểu cấu trúc ngành chính (Major) - ngành phu ï(Minor).

4.4 Phần kiến thức bổ trợ (nếu có) có thể được trường thiết kế theo một trong hai hướng sau:

-Bố trí các nội dung được lựa chọn khá tự do, liên quan tới nhiều ngành đào tạo nhưng xét thấy có lợi trong việc mở rộng năng lực hoạt động của sinh viên sau khi tốt nghiệp.

-Bố trí các học phần có nội dung thuộc một ngành đào tạo thứ hai khác với ngành Quan hệ quốc tế nhằm giúp mở rộng phạm vi hoạt động của sinh viên sau khi tốt nghiệp. Trong trường hợp mảng kiến thức thuộc ngành thứ hai có khối lượng bằng hoặc vượt 25 đvht, chương trình mới được tạo ra sẽ có cấu trúc kiểu ngành chính (Major), ngành phụ (Minor).

Trường hợp đặc biệt khi chương trình mới tạo ra thoả mãn đồng thời những quy định về chương trình khung tương ứng với hai ngành đào tạo khác nhau thì người tốt nghiệp sẽ được nhận hai văn bằng đại học. Đương nhiên trong trường hợp này, khối lượng kiến thức của toàn chương trình và thời gian đào tạo theo thiết kế sẽ lớn hơn nhiều so với hai kiểu cấu trúc chương trình trên.

4.5 Chương trình được biên soạn theo hướng tinh giản số giờ lý thuyết, dành nhiều thời gian cho sinh viên tự nghiên cứu, đọc tài liệu, thảo luận, làm các bài tập và thực hành tại cơ sở. Khối lượng kiến thức của chương trình đã được xác định phù hợp với khuôn khổ mà Bộ Giáo dục và Đào tạo đã quy định cho một chương trình giáo dục đại học 4 năm. Chương trình cũng được biên soạn theo hướng đổi mới các phương pháp dạy và học đại học.

4.6 Hiệu trưởng các trường đại học chịu trách nhiệm tổ chức xây dựng và ký quyết định ban hành các chương trình đào tạo ngành Quan hệ Quốc tế để triển khai thực hiện trong phạm vi trường mình.

 


  Thông tin các chương trình đào tạo khác
       Đề cương môn học chính trị (18/04/2009)
       Đại học khối ngành nhân văn trình độ đại học (18/04/2009)
       Công nghệ Kỹ thuật Xây dựng (Cao Đẳng) (18/04/2009)
       Khối ngành: kinh tế- quản trị kinh doanh (18/04/2009)
       Quản trị kinh doanh (Business Administration) (18/04/2009)