TRANG CHỦ QUY ĐỊNH - QUY CHẾ TIN TỨC NHÂN SỰ GÓP Ý TÌM KIẾM
** Chào mừng các bạn đến với phòng Đào tạo - Đại học Duy Tân **
Tiếng Việt :: English
Giới Thiệu P.ĐÀO TẠO
Tuyển sinh
Tốt nghiệp
Kế hoạch đào tạo
Chương trình đào tạo
Thời khóa biểu
Danh Sách Thi
Kết quả học tập
Liên kết đào tạo
Thông báo
Tài liệu học tập
Hoạt động phong trào
 
Tin Tức
- Luật BHYT sửa đổi & bổ sung có hiệu lực từ 2015
- Xem lịch thi tất cả các khóa
Để xem lịch thi kết thúc học phần, vào mục Thời khóa biểu trên Web pdaotao.duytan.edu.vn
- Xem lịch học khóa K17-K18
 Vào liên kết này để xem: http://courses.duytan.edu.vn
- Thủ tướng phê duyệt Chiến lược phát triển giáo dục 2011 - 2020
Thủ tướng vừa phê duyệt "Chiến lược phát triển giáo dục 2011-2020" với mục tiêu tổng quát đến năm 2020, nền GD được đổi mới căn bản và toàn diện theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế; chất lượng GD được nâng cao một cách toàn diện.
@import url(/css/example.css);
- hướng dẫn đánh giá trình độ ngoại ngữ cho học viên cao học
Thực hiện Quy chế đào tạo trình độ thạc sĩ do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành kèm theo Thông tư số 10/2011/TT-BGDĐT ngày 28 tháng 2 năm 2011
- Đưa "cẩm nang tuyển sinh 2012" lên mạng
Sáng 13/3, Bộ GD&ĐT đưa toàn bộ thông tin tuyển sinh của 470 trường đại học, cao đẳng lên cổng thông tin thi và tuyển sinh của Bộ.
 

http://vietbao.vn/Giao-duc/Dua-cam-nang-tuyen-sinh-2012-len-mang/12965327/202/

@import url(/css/example.css);
- “4 tip” giúp bạn du học “nhẹ tênh”
Ngoài “giắt lưng” một vốn ngoại ngữ dồi dào, bạn còn cần gì nữa nhỉ?

- Lệ phí tuyển sinh năm 2012 là 80.000 đ/thí sinh
(Dân trí) - Thông tin từ Bộ GD-ĐT cho biết, lệ phí tuyển sinh năm 2012, bao gồm lệ phí ĐKDT và dự thi là 80.000 đồng/thí sinh.
- Thay đổi mã ngành, thí sinh lưu ý tránh nhầm lẫn

Theo quy định mới của Bộ GDĐT, mã ngành đào tạo của các trường ĐH và CĐ sẽ thay đổi toàn bộ trong năm 2012. Mã ngành mới sẽ bao gồm 1 chữ và 6 số thay vì 2 - 3 số như trước đây.

- Các bước đổi mới phương pháp dạy học
Xét về bản chất, đổi mới phương pháp dạy học (PPDH) không chỉ đơn thuần là một quá trình truyền đạt kiến thức, kỹ năng mà còn phải biến nó thành hành động tích cực của học sinh (HS).

 
TIN TỨC
Bao giờ Bộ hết 'ôm' việc của trường? (16:27 15/12/2011)
  @import url(/css/example.css);

Công khai, công bằng trong xử phạt



Nhiều hiệu trưởng các trường ĐH tỏ ra đồng tình và phấn khởi với chủ trương của Bộ GD-ĐT khi giao quyền quyết định chỉ tiêu tuyển sinh cho các trường ĐH, CĐ và học viện.



Bà Bùi Trân Phượng, Hiệu trưởng ĐH Hoa Sen cho đây là một tín hiệu tốt đẹp cho thấy sự tiếp thu ý kiến của dư luận trong thời gian qua.



Tuy nhiên, có một điều e ngại là các trường "chưa chắc yên tâm với công thức tính mang tính chất đồng loạt về các tiêu chí để xác định chỉ tiêu mà Bộ đưa ra. Các trường không cố tình làm sai, nhưng lỡ tính toán không trùng với cách tính của Bộ thì sao?"



"Để tránh điều này, Bộ cần tập huấn các trường cho kỹ trước khi triển khai", ông Phạm Tứ, Hiệu trưởng ĐH Kiến trúc TP.HCM cho biết.



Quan trọng hơn cả, Bộ phải nhất quán trong chủ trương của mình ngay từ đầu, tránh việc như năm ngoái là Bộ liên tục thay đổi quyết định mình. Nếu muốn thay đổi thì phải đợi đến năm sau.



Theo TS Vũ Thị Phương Anh, Phó giám đốc trung tâm bồi dưỡng và hỗ trợ chất lượng quản lý giáo dục của Hiệp hội các trường ngoài công lập, việc giao cho trường tự xác định chỉ tiêu tuyển sinh là đúng đắn nhưng không dễ hơn cho các trường. "Quan trọng nhất là khâu hậu kiểm, phải có hình thức phạt nặng đối với trường vi phạm và tất cả đều phải công khai thông tin, công bằng trong xử phạt, không được để xảy ra trường thì phạt, trường thì không."



Bao giờ Bộ hết "ôm đồm"?



Các hiệu trưởng ở nhiều trường đều cho rằng, để có một phương án tuyển sinh phù hợp hơn với xã hội thì Bộ GD-ĐT cần phải trao quyền nhiều hơn nữa cho các trường, năm nay Bộ mới "thả" một ít.



"Về các trường có thương hiệu muốn tự chủ hoàn toàn trong tuyển sinh, Bộ nên mạnh dạn trao quyền cho họ. Ví dụ như trường ĐH Kiến trúc TP.HCM hoàn toàn có thể tự tuyển sinh được.", ông Phạm Tứ cho biết.



Ông nói thêm: "Tất nhiên, Bộ cũng không nên giao quyền tuyển sinh hoàn toàn ngay lập tức cho tất cả các trường vì có những trường chưa thể tự chủ được. Ví dụ có những trường không năng động trong việc xin đổi khối thi, môn thi cho phù hợp, nếu xin đổi thì Bộ sẽ cho, nếu đổ lỗi hết cho Bộ là không công bằng".



"Khi điều kiện thích hợp thì việc trả lại quyền tự quyết tuyển sinh cho các trường là hợp lý, Bộ chỉ làm các công tác kiểm tra các hoạt động đào tạo, trong đó có tuyển sinh."



Bà Bùi Trân Phượng cũng đồng ý rằng Bộ GD-ĐT nên trả quyền tuyển sinh về các trường trong việc chọn khối thi, môn thi, điểm đầu vào.



Việc công bố này, các trường phải nêu trước khi kỳ thi diễn ra, và Bộ chỉ việc giám sát xem các trường có làm đúng hay không. "Các trường có thể đề ra hình thức thêm vào kỳ thi như phỏng vấn là quyền của họ, miễn là mọi thứ đều phải công khai, minh bạch", bà Phượng cho biết.



"Bộ phải cải tổ nền giáo dục một cách căn cơ chứ không phải sửa kỳ thi tuyển sinh. Phải chẩn bệnh, chữa trị tận gốc những khiếm khuyết vô cùng trầm trọng của nền giáo dục chứ không phải là xoa dịu dư luận như chính sách năm nay", bà Phượng nhấn mạnh.



TS Vũ Thị Phương Anh cho biết, để tự chủ thì cần có ba điều kiện: Thứ nhất là sự minh bạch về thông tin, thứ hai là công bằng về thông tin (thông tin từ Bộ đến trường và xã hội phải thông suốt), thứ ba là công bằng về xử phạt.



TS Phương Anh ủng hộ quan điểm mọi người đều có quyền học đại học, vì thế không nên quy định điểm sàn. Chẳng hạn với đồng bằng sông Cửu Long thì phải thấp hơn ở những vùng khác, vì các em học được như vậy là khá lắm rồi.



Một chuyên gia giáo dục nhận xét: Năm nay Bộ cố tình che giấu phổ điểm thi đại học. Nếu nhìn vào phổ điểm sẽ biết được đề ra có quá khó hay không, có phân hoá hay không. Nếu không có sự phân hoá tốt, khó hơn mà Bộ lại ấn định điểm sàn như mọi năm thì dẫn đến nhiều em không thể có cơ hội vào đại học, đặc biệt là ở các vùng khó khăn.



Bỏ điểm sàn, trường tự xác định mức điểm sàn nhưng phải công khai hoá để người học biết được "đẳng cấp" của trường thông qua điểm đầu vào mà trường xác định. Đề thi có chuẩn thì mới cần điểm sàn, nhưng Bộ không công bố phổ điểm các môn thi thì không thể biết được đề thi có chuẩn không. Nếu ra đề thi khó quá thì học sinh sẽ không làm được, như vậy tại đề chứ không phải do chất lượng dạy và học.



Theo các hiệu trưởng và chuyên gia giáo dục, để mọi việc diễn ra tốt đẹp trong kỳ thi tuyển sinh sắp tới thì quan trọng nhất là phải minh bạch về mọi việc.



    Tú Uyên


Các tin tức khác
 Luật BHYT sửa đổi & bổ sung có hiệu lực từ 2015 (13:22 17/03/2015)
 Xem lịch thi tất cả các khóa (10:13 22/11/2012)
 Xem lịch học khóa K17-K18 (15:59 25/10/2012)
 “4 tip” giúp bạn du học “nhẹ tênh” (13:11 06/03/2012)
 Lệ phí tuyển sinh năm 2012 là 80.000 đ/thí sinh (07:19 29/02/2012)
 Thay đổi mã ngành, thí sinh lưu ý tránh nhầm lẫn (07:51 22/02/2012)
 Các bước đổi mới phương pháp dạy học (08:32 17/02/2012)
 Tuyển sinh 2012: Không xét tuyển nguyện vọng 2, 3 (13:42 15/02/2012)
 7 đề án 'vá lỗ thủng nóc nhà' sư phạm (16:57 15/12/2011)
 Bao giờ Bộ hết 'ôm' việc của trường? (16:27 15/12/2011)
 12 suất học bổng du học Ấn Độ (08:50 18/03/2011)
 TS 2011: Thông báo kết quả tuyển thẳng trước 30/6 (08:45 18/03/2011)
 "Thay tên đổi họ" nhiều ngành học (15:57 23/02/2011)
 PGĐ ĐH Đà Nẵng: Nên xem đây là quyền của nhà tuyển dụng (08:01 10/12/2010)