TRANG CHỦ QUY ĐỊNH - QUY CHẾ TIN TỨC NHÂN SỰ GÓP Ý TÌM KIẾM
** Chào mừng các bạn đến với phòng Đào tạo - Đại học Duy Tân **
Tiếng Việt :: English
Giới Thiệu P.ĐÀO TẠO
Tuyển sinh
Tốt nghiệp
Kế hoạch đào tạo
Chương trình đào tạo
Thời khóa biểu
Danh Sách Thi
Kết quả học tập
Liên kết đào tạo
Thông báo
Tài liệu học tập
Hoạt động phong trào
 
Tin Tức
- Luật BHYT sửa đổi & bổ sung có hiệu lực từ 2015
z
- Xem lịch thi tất cả các khóa
Để xem lịch thi kết thúc học phần, vào mục Thời khóa biểu trên Web pdaotao.duytan.edu.vn
- Xem lịch học khóa K17-K18
 Vào liên kết này để xem: http://courses.duytan.edu.vn
- Thủ tướng phê duyệt Chiến lược phát triển giáo dục 2011 - 2020
Thủ tướng vừa phê duyệt "Chiến lược phát triển giáo dục 2011-2020" với mục tiêu tổng quát đến năm 2020, nền GD được đổi mới căn bản và toàn diện theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế; chất lượng GD được nâng cao một cách toàn diện.
@import url(/css/example.css);
- hướng dẫn đánh giá trình độ ngoại ngữ cho học viên cao học
Thực hiện Quy chế đào tạo trình độ thạc sĩ do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành kèm theo Thông tư số 10/2011/TT-BGDĐT ngày 28 tháng 2 năm 2011
- Đưa "cẩm nang tuyển sinh 2012" lên mạng
Sáng 13/3, Bộ GD&ĐT đưa toàn bộ thông tin tuyển sinh của 470 trường đại học, cao đẳng lên cổng thông tin thi và tuyển sinh của Bộ.
 

http://vietbao.vn/Giao-duc/Dua-cam-nang-tuyen-sinh-2012-len-mang/12965327/202/

@import url(/css/example.css);
- “4 tip” giúp bạn du học “nhẹ tênh”
Ngoài “giắt lưng” một vốn ngoại ngữ dồi dào, bạn còn cần gì nữa nhỉ?

- Lệ phí tuyển sinh năm 2012 là 80.000 đ/thí sinh
(Dân trí) - Thông tin từ Bộ GD-ĐT cho biết, lệ phí tuyển sinh năm 2012, bao gồm lệ phí ĐKDT và dự thi là 80.000 đồng/thí sinh.
- Thay đổi mã ngành, thí sinh lưu ý tránh nhầm lẫn

Theo quy định mới của Bộ GDĐT, mã ngành đào tạo của các trường ĐH và CĐ sẽ thay đổi toàn bộ trong năm 2012. Mã ngành mới sẽ bao gồm 1 chữ và 6 số thay vì 2 - 3 số như trước đây.

- Các bước đổi mới phương pháp dạy học
Xét về bản chất, đổi mới phương pháp dạy học (PPDH) không chỉ đơn thuần là một quá trình truyền đạt kiến thức, kỹ năng mà còn phải biến nó thành hành động tích cực của học sinh (HS).

 
TIN TỨC
NHỮNG BĂN KHOĂN TRONG VIỆC ỨNG DỤNG PHƯƠNG PHÁP GIAO TIẾP TRONG GIẢNG DẠY TIẾNG ANH (16:57 06/01/2009)
 

Giáo viên Anh ngữ Việt Nam ngày nay dần dần đã làm quen và ứng dụng phương pháp giao tiếp trong giảng dạy tiếng Anh; nhưng trước đây hầu hết người ta học và dạy tiếng Anh bằng phương pháp dịch thuật và phương pháp này thậm chí đến bây giờ vẫn còn được áp dụng, dù không được phổ biến như trước đây.

Học theo phương pháp dịch thuật nghĩa là người học phải học thuộc lòng các điểm ngữ pháp quan trọng như các thì, các cấu trúc câu, và kèm theo là một loạt từ vựng cũng cần phải học thuộc. Người học sau đó sẽ luyện tập những gì đã học bằng cách dịch hoặc tạo ra các câu văn nhằm minh họa và ghi nhớ những điểm ngữ pháp hay từ vựng đó. Ngôn ngữ dùng trong lớp học có thể nói phần lớn là tiếng mẹ đẻ. Vì thế phương pháp này, dù có một số ưu điểm nhất định nhưng theo Krasen thì không hề có tác dụng gì trong việc thúc đẩy khả năng giao tiếp bằng lời của người học với người nước ngoài (của ngôn ngữ đó).

Đó là lý do tại sao phương pháp này dần dần không còn chiếm vị trí độc tôn nữa mà nó bị các phương pháp dạy và học khác thay thế. Ngày nay người ta nói nhiều đến phương pháp giao tiếp, trong tiếng Anh nói riêng và ngoại ngữ nói chung. Phương pháp giao tiếp, theo Swan, không chỉ tập trung vào ngữ pháp, từ vựng và các cấu trúc câu mà phải làm sao cho người học có thể hiếu và ứng dụng được ngôn ngữ mình học trong những bối cảnh cụ thể, hay nói cách khác mục đích của phương pháp này là giúp người học có được năng lực giao tiếp bằng ngôn ngữ đó. (Richards & Rogers).

Ở đây chúng ta nên đề cập đôi chút đến cái gọi là “năng lực giao tiếp”. Theo quan điểm của Canale và Swan thì năng lực giao tiếp được cấu thành từ năng lực về ngữ pháp, năng lực về ngôn ngữ xã hội, năng lực diễn đạt, và năng lực chiến lược. Có thể hiểu nôm na rằng để có thể giao tiếp được bằng một ngoại ngữ nào đó, điều tiên quyết là phải nắm từ vựng, ngữ pháp, cấu trúc câu (năng lực ngữ pháp) nhưng ngoài ra người nói còn phải biết chọn nói cái gì, nói như thế nào, với từng đối tượng khác nhau thì cách nói cũng khác, đề tài chọn thảo luận cũng phải khác v..v (các năng lực khác). Điều này cho thấy để có thể ứng dụng được phương pháp giao tiếp, để hình thành cho người học nói chung hay sinh viên nói riêng một “năng lực giao tiếp” đòi hỏi cả giáo viên dạy tiếng lẫn sinh viên nhiều nỗ lực lớn và sự quan tâm đúng mức. Trong môi trường của chúng ta hiện nay thật sự có rất nhiều rào cản khi ứng dụng phương pháp này, xét cả góc cạnh của người giáo viên và của cả sinh viên.

Ở phương diện người giáo viên, họ chưa được trang bị đủ các trang thiết bị và nguồn tài liệu để phục vụ cho việc giảng dạy ngôn ngữ của mình. Tài liệu giảng dạy có sẵn thường là sách giáo khoa, vài sách ngữ pháp, một số bài tập mẫu, còn các tài liệu, thư viện và các dịch vụ trợ giảng còn rất hạn chế. Cơ hội để giáo viên “tham gia đối thoại với đối tượng sử dụng ngôn ngữ có năng lực cao” là rất hiếm, có khi không thể có (Canale & Swain). Trong điều kiện như vậy, người giáo viên có cảm thấy khả năng Anh ngữ của họ bị “mài mòn đi”, và bản thân họ cũng gặp khó khăn khi hiểu những ngữ nghĩa mang tính hàm ý trong ngôn ngữ mà họ đang trực tiếp giảng dạy.

Một trở ngại nữa cho người giáo viên khi ứng dụng phương pháp giao tiếp chính là quy mô lớp học và giáo trình, giáo án. Quy mô lớp học của chúng ta ngày nay, ở bậc phổ thông cũng như bậc đại học thường khoảng từ 40 đến 50 em. Trong lớp các em ngồi thành từng dãy bàn cố định khiến cho việc di chuyển khi tiến hành các hoạt động giao tiếp rất khó khăn trong khi giáo viên phải cố gắng gói gọn chương trình học theo giáo án, giáo trình quy định trong một thời lượng nhất định.

Đứng ở phương diện sinh viên học sinh, các em cũng gặp phải một số rào cản nhất định. Các em theo thói quen chỉ học một chiều, nghĩa là nghe và tiếp nhận những gì thầy truyền đạt. Việc đăt câu hỏi hay chất vấn thầy cô ở một điểm nào đó mà họ chưa hiểu xem ra chưa được phổ biến lắm. Do đó họ vẫn chưa quen với các hoạt động tương tác hai chiều giữa thầy và trò.

Một rào cản nữa tự các em gây ra cho mình thể hiện qua tính cách và thái độ học tập của các em, thấy rõ nhất là ở các sinh viên đại học khi học tiếng Anh. Các em luôn có cảm giác rằng điểm ngữ pháp đó, từ vựng đó các em học rồi (ở các lớp dưới) nên không cần phải thực tập lại. Cảm giác phải luyện nói, phải bập bẹ lại những câu từ đơn giản khiến các em thấy ngượng ngịu và không tự nhiên. Từ đó phát sinh cảm giác sợ “mất mặt” khi nói sai các câu từ rất đơn giản và dễ dàng đó, sợ các bạn chế nhạo và đánh giá thấp mình. Thói quen luyện tập nghe nói tiếng Anh tại lớp vì thế mà khó có thể được hình thành hay có được hình thành thì dần dần cũng bị lãng quên

Ngôn ngữ là phục vụ cho giao tiếp, đặc biệt là giao tiếp bằng lời. Nhưng với điều kiện như chúng ta hiện nay môi trường giao tiếp bị hạn chế, khiến cho cả giáo viên lẫn sinh viên không có nhiều cơ hội để ứng dụng những gì mình đã dạy và học. Khả năng sử dụng vốn từ, liên kết câu, chọn lọc đề tài, tư duy cũng như các phản xạ nói khác khi giao tiếp bằng tiếng Anh cũng dần dần bị mài mòn. Trong hoàn cảnh như thế, việc ứng dụng phương pháp giao tiếp trong giảng dạy ngoại ngữ thật rất khó khăn. Điều này buộc chúng ta phải nghĩ đến những biện pháp khắc phục.

  • Người giáo viên trước hết phải nghiên cứu, học hỏi để trước hết cải thiện khả năng chuyên môn của mình, nhằm nắm bắt được ý nghĩa hàm ẩn của từ vựng, cấu trúc câu để có thể hướng dẫn sinh viên sử dụng chúng đúng trong các tình huống và bối cảnh.
  • Việc đọc thêm, nghiên cứu các mảng đề tài khác cũng là việc rất cần thiết, giúp cho giáo viên có một kiến thức ngoài chuyên môn khá phổ quát. Điều này sẽ giúp giáo viên chọn lọc đề tài thảo luận dễ dàng hơn và giúp họ tự tin hơn khi đứng lớp và khi tổ chức các hoạt động tranh luận cùng sinh viên.
  • Giáo viên cũng nên tận dụng tối đa công nghệ, các trang web chẳng hạn để bổ sung, làm phong phú tài liệu giảng dạy, sử dụng các trò chơi mô phỏng giải quyết tình huống cụ thể để lôi cuốn sự tham gia của các em, tạo nên một môi trường giao tiếp “thực” tại lớp học.
  • Việc tổ chức các hoạt động theo cặp, theo nhóm khi thực tập nói tiếng Anh cũng là điều rất cần thiết, tạo cho sinh viên thói quen tương tác hay giao tiếp với nhau bằng ngôn ngữ đích (tiếng Anh), hay nói cách khác là biến lớp học thành môi trường giao tiếp “thực” cho sinh viên thực hành.
  • Giáo viên cũng phải mềm mỏng và tế nhị khi xử lý các lỗi sai của sinh viên để có thể khuyến khích các em vượt qua cảm giác “sợ sai” khi tham gia giao tiếp.
  • Sinh viên cũng phải tự điều chỉnh lại thái độ cũng như cách học ngoại ngữ của mình, nên tham gia các bài tập giao tiếp mà giáo viên tổ chức trên lớp, nên thay cách học “viết ra” bằng cách học “nói ra”.
  • Các em cũng nên xem “lỗi” của người khác như là “lỗi” của mình, từ đó rút kinh nghiệm và chỉnh sửa.
  • Ngoài ra để có đủ lượng từ vựng, có thể ứng dụng được các cấu trúc câu, có ý tưởng để thảo luận một đề tài nào đó sinh viên cũng cần phải một kiến thức nhất định. Điều này đòi hỏi sinh viên cũng phải tăng cường kỹ năng đọc hiểu của mình, cả bằng tiếng mẹ đẻ lẫn ngoại ngữ đang học, mà ở đây cụ thể là tiếng Anh.     

 

NGUỒN THAM KHẢO:

Asher, R. E., and J. M.Y. Simpson (Eds). The Encyclopedia of language and Linguistics. (4): 2028 – 2032.

Canale, M., and M. Swain (1980). Theoretical bases of communicative appoaches to second language teaching and testing. Journal of Applied Linguistics (1): 1 - 47

Krasen, S. D. (1987). Principles and Practice in Second Language Acquisition. UK: Prentice Hall International.

http://www.languages.ait.ac.th/hanoi_proceedings/canh.htm.

Các tin tức khác
 Luật BHYT sửa đổi & bổ sung có hiệu lực từ 2015 (13:22 17/03/2015)
 Xem lịch thi tất cả các khóa (10:13 22/11/2012)
 Xem lịch học khóa K17-K18 (15:59 25/10/2012)
 hướng dẫn đánh giá trình độ ngoại ngữ cho học viên cao học (09:45 29/03/2012)
 “4 tip” giúp bạn du học “nhẹ tênh” (13:11 06/03/2012)
 Lệ phí tuyển sinh năm 2012 là 80.000 đ/thí sinh (07:19 29/02/2012)
 Thay đổi mã ngành, thí sinh lưu ý tránh nhầm lẫn (07:51 22/02/2012)
 Các bước đổi mới phương pháp dạy học (08:32 17/02/2012)
 Tuyển sinh 2012: Không xét tuyển nguyện vọng 2, 3 (13:42 15/02/2012)
 7 đề án 'vá lỗ thủng nóc nhà' sư phạm (16:57 15/12/2011)
 Bao giờ Bộ hết 'ôm' việc của trường? (16:27 15/12/2011)
 12 suất học bổng du học Ấn Độ (08:50 18/03/2011)
 TS 2011: Thông báo kết quả tuyển thẳng trước 30/6 (08:45 18/03/2011)
 "Thay tên đổi họ" nhiều ngành học (15:57 23/02/2011)