TRANG CHỦ QUY ĐỊNH - QUY CHẾ TIN TỨC NHÂN SỰ GÓP Ý TÌM KIẾM
** Chào mừng các bạn đến với phòng Đào tạo - Đại học Duy Tân **
Tiếng Việt :: English
Giới Thiệu P.ĐÀO TẠO
Tuyển sinh
Tốt nghiệp
Kế hoạch đào tạo
Chương trình đào tạo
Thời khóa biểu
Danh Sách Thi
Kết quả học tập
Liên kết đào tạo
Thông báo
Tài liệu học tập
Hoạt động phong trào
 
Tin Tức
- Luật BHYT sửa đổi & bổ sung có hiệu lực từ 2015
z
- Xem lịch thi tất cả các khóa
Để xem lịch thi kết thúc học phần, vào mục Thời khóa biểu trên Web pdaotao.duytan.edu.vn
- Xem lịch học khóa K17-K18
 Vào liên kết này để xem: http://courses.duytan.edu.vn
- Thủ tướng phê duyệt Chiến lược phát triển giáo dục 2011 - 2020
Thủ tướng vừa phê duyệt "Chiến lược phát triển giáo dục 2011-2020" với mục tiêu tổng quát đến năm 2020, nền GD được đổi mới căn bản và toàn diện theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế; chất lượng GD được nâng cao một cách toàn diện.
@import url(/css/example.css);
- hướng dẫn đánh giá trình độ ngoại ngữ cho học viên cao học
Thực hiện Quy chế đào tạo trình độ thạc sĩ do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành kèm theo Thông tư số 10/2011/TT-BGDĐT ngày 28 tháng 2 năm 2011
- Đưa "cẩm nang tuyển sinh 2012" lên mạng
Sáng 13/3, Bộ GD&ĐT đưa toàn bộ thông tin tuyển sinh của 470 trường đại học, cao đẳng lên cổng thông tin thi và tuyển sinh của Bộ.
 

http://vietbao.vn/Giao-duc/Dua-cam-nang-tuyen-sinh-2012-len-mang/12965327/202/

@import url(/css/example.css);
- “4 tip” giúp bạn du học “nhẹ tênh”
Ngoài “giắt lưng” một vốn ngoại ngữ dồi dào, bạn còn cần gì nữa nhỉ?

- Lệ phí tuyển sinh năm 2012 là 80.000 đ/thí sinh
(Dân trí) - Thông tin từ Bộ GD-ĐT cho biết, lệ phí tuyển sinh năm 2012, bao gồm lệ phí ĐKDT và dự thi là 80.000 đồng/thí sinh.
- Thay đổi mã ngành, thí sinh lưu ý tránh nhầm lẫn

Theo quy định mới của Bộ GDĐT, mã ngành đào tạo của các trường ĐH và CĐ sẽ thay đổi toàn bộ trong năm 2012. Mã ngành mới sẽ bao gồm 1 chữ và 6 số thay vì 2 - 3 số như trước đây.

- Các bước đổi mới phương pháp dạy học
Xét về bản chất, đổi mới phương pháp dạy học (PPDH) không chỉ đơn thuần là một quá trình truyền đạt kiến thức, kỹ năng mà còn phải biến nó thành hành động tích cực của học sinh (HS).

 
TIN TỨC
Quốc hội thảo luận về sửa đổi Luật Giáo dục (14:26 26/10/2009)
 

Ít giải pháp nâng chất lượng đào tạo

TT - Sáng 24-10, Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật giáo dục. Một dự án luật rất quan trọng, dù khuôn khổ thảo luận chỉ gói gọn trong buổi sáng nhưng hàng loạt bức xúc của nền giáo dục nước nhà đã được đưa ra mổ xẻ khá quyết liệt.

Bộ trưởng quyết sai thì cách chức

Các đại biểu (ĐB) Nguyễn Đăng Trừng (TP.HCM), Huỳnh Ngọc Đáng (Bình Dương), Hoàng Minh Nhất (Hà Giang) đều thống nhất với báo cáo thẩm tra của Ủy ban Văn hóa - giáo dục - thanh niên, thiếu niên và nhi đồng là không nên giao quyền quyết định thành lập trường đại học cho bộ trưởng Bộ GD-ĐT mà phải thuộc thẩm quyền của Thủ tướng. Những ĐB đồng tình với ý kiến này cho rằng hiện việc thành lập trường đại học do Thủ tướng quyết định còn xảy ra tình trạng “trăm hoa đua nở” như vừa qua, nếu giao cho bộ trưởng thì chưa biết tình hình sẽ còn loạn đến đâu.

Trong khi đó, ĐB Huỳnh Thành Đạt (phó giám đốc ĐHQG TP.HCM) cho rằng tuy hiện nay Thủ tướng giữ quyền quyết định nhưng việc thẩm định do Bộ

GD-ĐT chủ trì nên trên thực tế Thủ tướng không thể quán xuyến được tình hình. ĐB Đặng Ngọc Tùng (TP.HCM) nói vấn đề không phải ai quyết định mà quan trọng ở chỗ người quyết định có chịu trách nhiệm hay không.

Theo ông, nên giao quyền thành lập trường đại học cho bộ trưởng Bộ GD-ĐT và bộ trưởng phải là người duy nhất chịu trách nhiệm, nếu quyết định sai thì cách chức. Để ngăn chặn khả năng bộ trưởng lạm quyền, ông Tùng đề nghị phải bỏ cơ chế xin - cho và thay vào đó giao quyền tự chủ cho các địa phương, các trường. “Tất tần tật các tiêu cực, tham nhũng cũng đều do cơ chế xin - cho mà ra”.

“Vào ĐH như đi... xe đò”

Một số ĐB cho rằng các điều khoản trong dự thảo luật sửa đổi lần này chủ yếu điều chỉnh câu chữ là chính chứ không tìm thấy lời giải cho những vấn đề người dân quan tâm như làm sao giảm tải chương trình học ở các bậc phổ thông, khắc phục tình trạng cơ sở trường lớp nghèo nàn, thu học phí vô tội vạ và cải tiến chất lượng đào tạo.

“Chương trình quá tải nên hiện nay con em chúng ta học không có thì giờ nghỉ. Cái chúng ta cần sửa là chỗ đó chứ đâu phải chỉ có mấy câu chữ chung chung thế này”- ĐB Nguyễn Đăng Trừng nói. ĐB Hoàng Thị Hạnh (Bắc Giang) nhận xét chương trình phổ thông quá nặng, mang nặng tính hàn lâm mà nguyên nhân cơ bản là do chưa có quy định chặt chẽ về quy trình biên soạn, thẩm định biên soạn, chưa gắn trách nhiệm cụ thể cơ quan ban hành. Theo bà Hạnh, Luật giáo dục sửa đổi nên tập trung vào đây.

Tương tự, ĐB Huỳnh Văn Kiệt nói với phạm vi sửa đổi như vậy khiến người dân chưa an tâm và cho rằng chắc không bao lâu sẽ lại phải sửa nữa. “Chất lượng giáo dục và sách giáo khoa hiện cử tri kêu nhiều” - ông Kiệt nhấn mạnh.

ĐB Hoàng Văn Toàn (Vĩnh Phúc) và ĐB Trần Du Lịch (TP.HCM) cho rằng cách đưa việc sửa đổi bổ sung một số điều của Luật giáo dục ra thảo luận và thông qua ngay trong kỳ họp lần này là quá gấp và mang tính tình thế. Ông Toàn nêu một số vấn đề bức xúc về giáo dục, đề nghị dự thảo luật mới nghiên cứu, đề cập như học phí và các khoản thu khác trong nhà trường, nên làm rõ trách nhiệm nhà nước và người học, không thể san lấp ao, mua bảng đen cũng học sinh phải đóng. “Nên quy  định rõ Nhà nước chịu trách nhiệm mua sắm cái gì”- ông Toàn đề nghị.

ĐB Hoàng Văn Toàn cho rằng hiện các trường đại học đua nhau mở cơ sở dạy tại chức tại các tỉnh, hình thành phong trào đi học vì thi tuyển đầu vào rất thoải mái. Ông Toàn cảnh báo “nếu không chấn chỉnh, 10 năm nữa đội ngũ quản lý của VN sẽ rất nguy hiểm”. ĐB Trần Du Lịch ví von việc tuyển sinh đại học, cao đẳng hiện nay khiến các trường chẳng khác nào những chuyến xe đò: “Những em nào giỏi, trúng nguyện vọng 1 thì đi chuyến xe đầu tiên, không trúng thì chờ đi chuyến thứ hai và dở tới đâu thì cuối cùng cũng có những trường dân lập đưa xe tới đón”!

Cũng có một số ĐB cảnh báo việc kiểm định chất lượng giáo dục lần này tuy được đưa vào luật nhưng chỉ quy định chung chung, không có điều khoản bắt buộc hoặc chế tài nên khó tránh khỏi phát sinh tiêu cực khi thực hiện. Theo các ĐB, đã luật hóa vấn đề kiểm định chất lượng thì phải quy định rõ ràng, nếu không các trường có thể tránh né kiểm định hoặc ngược lại sẽ đổ xô “chạy” chứng nhận chất lượng để đánh bóng tên tuổi và quảng bá thương hiệu.

N.TRIỀU - C.V.K.

http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=344245&ChannelID=13


Các tin tức khác
 Luật BHYT sửa đổi & bổ sung có hiệu lực từ 2015 (13:22 17/03/2015)
 Xem lịch thi tất cả các khóa (10:13 22/11/2012)
 Xem lịch học khóa K17-K18 (15:59 25/10/2012)
 hướng dẫn đánh giá trình độ ngoại ngữ cho học viên cao học (09:45 29/03/2012)
 “4 tip” giúp bạn du học “nhẹ tênh” (13:11 06/03/2012)
 Lệ phí tuyển sinh năm 2012 là 80.000 đ/thí sinh (07:19 29/02/2012)
 Thay đổi mã ngành, thí sinh lưu ý tránh nhầm lẫn (07:51 22/02/2012)
 Các bước đổi mới phương pháp dạy học (08:32 17/02/2012)
 Tuyển sinh 2012: Không xét tuyển nguyện vọng 2, 3 (13:42 15/02/2012)
 7 đề án 'vá lỗ thủng nóc nhà' sư phạm (16:57 15/12/2011)
 Bao giờ Bộ hết 'ôm' việc của trường? (16:27 15/12/2011)
 12 suất học bổng du học Ấn Độ (08:50 18/03/2011)
 TS 2011: Thông báo kết quả tuyển thẳng trước 30/6 (08:45 18/03/2011)
 "Thay tên đổi họ" nhiều ngành học (15:57 23/02/2011)