Bởi
vì, đổi mới PPDH sẽ tạo nên thế hệ trẻ năng động, sáng tạo, có đủ năng lực tự
giải quyết những vấn đề trong học tập, cuộc sống.Trong chỉ đạo đổi mới PPDH,
chúng tôi luôn nhấn mạnh với tập thể sư phạm một yếu tố quan trọng là: “Kết
hợp thành công giữa cách dạy mới với cách học mới, xây dựng được những chiến
lược dạy học phù hợp với chiến lược học tập của HS”.
Đầu
tiên,trong công tác bồi dưỡng, mỗi giáo viên (GV) được trang bị một cách vững
chắc các kiến thức và kỹ năng thực hiện PPDH tích cực, PP sư phạm tương tác để
chọn lọc, phối hợp hài hòa với những PPDH truyền thống, khắc phục các PPDH lạc
hậu, tạo điều kiện để HS hoạt động tích cực, độc lập, sáng tạo. Các tài liệu
tham khảo về PPDH tích cực, về cách biên soạn đề kiểm tra theo hướng đổi mới,
cách lập ma trận đề kiểm tra, về bản đồ tư duy… được ban giám hiệu cung cấp đến
các GV qua việc cập nhật thông tin trên mạng internet, bổ sung sách tại thư
viện, giới thiệu qua chuyên đề đổi mới PPDH.
Trong
tổ chức thực hiện đổi mới PPDH, chúng tôi hướng hoạt động dạy học đến trọng tâm
hình thành và bồi dưỡng PP tự học, PP tư duy khoa học nơi HS, từng bước đưa HS
đến trạng thái làm chủ được hoạt động học tập, tổ chức hoạt động dạy học sao
cho việc học gắn liền với tư duy. Trong thiết kế bài dạy và trong hoạt động dạy,
ban giám hiệu chỉ đạo mỗi GV cần đặt ra những câu hỏi tập trung vào vấn đề cốt
lõi để HS thực hiện thành thạo các thao tác tư duy, đồng thời, dùng một số câu
hỏi ngược, như: “Nếu không chọn những cách giải quyết vấn đề như trên thì kết
quả sẽ thế nào?” để HS tư duy vấn đề theo cả hai chiều thuận - nghịch nhằm đạt
nhận thức sâu sắc.
Bên
cạnh đó là hệ thống câu hỏi rèn thao tác tư duy, nhằm đẩy mạnh việc dạy HS cách
tư duy khoa học. Sử dụng bản đồ tư duy vào dạy học, tiềm năng bộ não của HS
được huy động tối đa, tạo điều kiện để HS học tập tích cực hơn, chủ động hơn,
hỗ trợ đổi mới PPDH một cách hiệu quả. Khi rèn kỹ năng lập bản đồ tư duy và
thực hiện thường xuyên, các em HS sẽ rèn được kỹ năng tư duy khoa học, đặc biệt
ghi nhớ kiến thức một cách sâu sắc mà không sa vào lối học vẹt, thuộc lòng máy
móc.
Chất
lượng học tập sẽ đạt đỉnh cao khi HS phát huy được tốt nhất năng lực tư duy,
nội lực tự học gắn kết với sự điều khiển của thầy, sự hợp tác của tập thể (nhóm
học tập, nhóm bạn, lớp), sự phong phú, đa dạng của các tài liệu, tư liệu học
tập (sách giáo khoa, sách tham khảo, các bài báo, phim ảnh, băng hình, các tư
liệu được truy cập qua mạng internet liên quan đến vấn đề HS đang học tập…).
Do
đó, trong quản lý đổi mới PPDH, nhà trường luôn yêu cầu mỗi GV phải xây dựng
được chiến lược khai thác triệt để những yếu tố trên nhằm phát triển tối đa
năng lực và phẩm chất của HS; đồng thời, điều khiển, thúc đẩy HS ghép nối những
tri thức mới thu nhận được vào vốn kiến thức đã có của mình, chuyển chúng thành
kinh nghiệm cá nhân và vận dụng được những kinh nghiệm này vào cuộc sống…
Đa
số HS hình thành kỹ năng tự ghi chép hoặc tổng kết một vấn đề, một chủ đề đã
học theo cách hiểu của mỗi em dưới dạng bản đồ tư duy. Mỗi bài học được chính
các em tự lập bản đồ tư duy, từ đó giúp các em lưu giữ kiến thức sâu hơn và vận
dụng kiến thức tốt hơn, hiệu quả hơn.
Có
thể nói, việc đổi mới PPDH là nhằm tạo nên những giá trị gia tăng cả về chất và
lượng nơi mỗi HS. Tuy vậy, hiện vẫn còn nhiều phụ huynh chỉ quan tâm đến
điểm số các em đạt được sau mỗi bài kiểm tra, quan tâm đến kết quả xếp loại
giỏi, khá, trung bình, yếu ở các em mà chưa chú trọng tìm hiểu con em mình đã
có những biến chuyển gì trong kỹ năng học, kỹ năng sống.
Viet
Bao.vn (Theo Giaoduc)
@import url(/css/example.css);