TRANG CHỦ QUY ĐỊNH - QUY CHẾ TIN TỨC NHÂN SỰ GÓP Ý TÌM KIẾM
** Chào mừng các bạn đến với phòng Đào tạo - Đại học Duy Tân **
Tiếng Việt :: English
Giới Thiệu P.ĐÀO TẠO
Tuyển sinh
Tốt nghiệp
Kế hoạch đào tạo
Chương trình đào tạo
Thời khóa biểu
Danh Sách Thi
Kết quả học tập
Liên kết đào tạo
Thông báo
Tài liệu học tập
Hoạt động phong trào
 
Tin Tức
- Luật BHYT sửa đổi & bổ sung có hiệu lực từ 2015
- Xem lịch thi tất cả các khóa
Để xem lịch thi kết thúc học phần, vào mục Thời khóa biểu trên Web pdaotao.duytan.edu.vn
- Xem lịch học khóa K17-K18
 Vào liên kết này để xem: http://courses.duytan.edu.vn
- Thủ tướng phê duyệt Chiến lược phát triển giáo dục 2011 - 2020
Thủ tướng vừa phê duyệt "Chiến lược phát triển giáo dục 2011-2020" với mục tiêu tổng quát đến năm 2020, nền GD được đổi mới căn bản và toàn diện theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế; chất lượng GD được nâng cao một cách toàn diện.
@import url(/css/example.css);
- hướng dẫn đánh giá trình độ ngoại ngữ cho học viên cao học
Thực hiện Quy chế đào tạo trình độ thạc sĩ do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành kèm theo Thông tư số 10/2011/TT-BGDĐT ngày 28 tháng 2 năm 2011
- Đưa "cẩm nang tuyển sinh 2012" lên mạng
Sáng 13/3, Bộ GD&ĐT đưa toàn bộ thông tin tuyển sinh của 470 trường đại học, cao đẳng lên cổng thông tin thi và tuyển sinh của Bộ.
 

http://vietbao.vn/Giao-duc/Dua-cam-nang-tuyen-sinh-2012-len-mang/12965327/202/

@import url(/css/example.css);
- “4 tip” giúp bạn du học “nhẹ tênh”
Ngoài “giắt lưng” một vốn ngoại ngữ dồi dào, bạn còn cần gì nữa nhỉ?

- Lệ phí tuyển sinh năm 2012 là 80.000 đ/thí sinh
(Dân trí) - Thông tin từ Bộ GD-ĐT cho biết, lệ phí tuyển sinh năm 2012, bao gồm lệ phí ĐKDT và dự thi là 80.000 đồng/thí sinh.
- Thay đổi mã ngành, thí sinh lưu ý tránh nhầm lẫn

Theo quy định mới của Bộ GDĐT, mã ngành đào tạo của các trường ĐH và CĐ sẽ thay đổi toàn bộ trong năm 2012. Mã ngành mới sẽ bao gồm 1 chữ và 6 số thay vì 2 - 3 số như trước đây.

- Các bước đổi mới phương pháp dạy học
Xét về bản chất, đổi mới phương pháp dạy học (PPDH) không chỉ đơn thuần là một quá trình truyền đạt kiến thức, kỹ năng mà còn phải biến nó thành hành động tích cực của học sinh (HS).

 
TIN TỨC
"Thay tên đổi họ" nhiều ngành học (15:57 23/02/2011)
 

Từ việc thay đổi này không ít trường cũng đang phải tính toán thiết kế lại nội dung tư vấn tuyển sinh, chương trình đào tạo cũng như tên gọi trong bằng cấp sau khi ra trường…

Gọi lại tên mới

Trường ĐH Giao thông vận tải TP.HCM đổi tên hai ngành Điều khiển tàu biển và Khai thác máy tàu thủy thành hai chuyên ngành hẹp thuộc ngành rộng là Khoa học hàng hải. Trường ĐH Công nghệ thông tin Gia Định đổi tên ngành Hệ thống thông tin kinh tế thành Hệ thống thông tin quản lý, Tiếng Anh thành Ngôn ngữ Anh, Mạng máy tính truyền thông thành Truyền thông và mạng máy tính.

Trường ĐH Hồng Bàng chuyển các ngành Quản trị kinh doanh thương mại, Quản trị kinh doanh du lịch đã tuyển sinh lâu nay thành các chuyên ngành của ngành Quản trị kinh doanh; chuyển các ngành Công nghệ spa và Y sinh học thành chuyên ngành của ngành Giáo dục thể chất. Các trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM, ĐH Nông Lâm TP.HCM, ĐH Hùng Vương, ĐH Khoa học Sài Gòn… cũng có đến trên 20 ngành học và chuyên ngành được chuyển đổi tên gọi.
Có thay đổi chương trình đào tạo?

PGS-TS Thái Bá Cần, Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM, khẳng định: “Việc thay đổi tên ngành sẽ không ảnh hưởng lớn đến chương trình đào tạo tại trường. Tuy nhiên, cũng sẽ thiết kế lại một số nội dung đào tạo cho phù hợp”.
Còn Thạc sĩ Lâm Tường Thoại Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH kinh tế-Luật (ĐH Quốc gia TP.HCM) cho biết: “Những quy định mới này của Bộ GD&ĐT không mang tính hồi tố. Việc đổi tên ngành không ảnh hưởng đến việc cấp bằng của sinh viên. Còn chương trình đào tạo thì không có gì thay đổi”.

Theo Thạc sĩ Lâm Tường Thoại, quy chế đào tạo của Bộ GD&ĐT cho phép một ngành nhưng có nhiều chương trình đào tạo khác nhau. Có nghĩa là sinh viên đào tạo ra sẽ được cấp bằng tốt nghiệp ngành chính là Luật kinh tế, những chuyên ngành Tài chính-ngân hàng-chứng khoán, hoặc Kinh doanh, Thương mại quốc tế… sẽ được ghi vào bảng điểm học tập của sinh viên. Kể từ năm 2011, trường sẽ thay đổi tên gọi ngành đào tạo và thông báo tuyển sinh theo đúng tên ngành quy định là Luật kinh tế.

Trước đây, ngành học Quản trị luật tại Trường ĐH Luật TP.HCM được thiết kế đào tạo trong năm năm với hai khối lượng kiến thức song hành, vừa quản trị kinh doanh vừa luật. Đến nay, theo quy định mới của Bộ GD&ĐT thì ngành học này bị buộc vào khung chương trình đào tạo gói gọn trong bốn năm và chương trình đào tạo sẽ được thiết kế lại theo ngành Quản trị kinh doanh nhưng chuyên ngành Quản trị-luật.

Tên ngành cũ sẽ không hồi tố

Theo Thạc sĩ Lâm Tường Thoại, tại Trường ĐH Kinh tế-Luật, những sinh viên các khóa từ 2007 đến 2010, sau khi ra trường sẽ được cấp bằng theo đúng tên ngành tuyển sinh đầu vào, nghĩa là không có thay đổi tên ngành học. Còn những sinh viên khóa tuyển sinh từ 2011 trở đi sẽ được đào tạo và cấp bằng theo đúng với quy định của Bộ GD&ĐT, nghĩa là sẽ được cấp bằng Luật kinh tế.

PGS-TS Mai Hồng Quỳ, Hiệu trưởng Trường ĐH Luật TP.HCM, cho biết khi nhà trường mở ngành đào tạo là được sự cho phép của Bộ GD&ĐT và Bộ Tư pháp về việc đào tạo ngành Quản trị-luật. Đối với hai khóa sinh viên đang theo học ngành này sẽ có hai quyền lựa chọn. Một là khi ra trường sẽ được nhận bằng tốt nghiệp ĐH trong đó ghi rõ là ngành Quản trị-luật. Khả năng thứ hai là lấy bằng tốt nghiệp ghi ngành Quản trị kinh doanh nhưng trong bảng điểm ghi chuyên ngành đào tạo là Quản trị-luật.

Còn đối với các khóa học quản trị kinh doanh sắp tới, trong thiết kế chương trình đào tạo của Trường ĐH Luật TP.HCM, khi học xong chương trình này sẽ hoàn tất được 18 tín chỉ về chương trình luật. Nếu học văn bằng hai chính quy của trường về ngành luật sẽ được miễn những môn đã học, tốt nghiệp sẽ được cấp hai bằng cử nhân chính quy là Quản trị kinh doanh và Luật.

Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục ĐH Bộ GD&ĐT Nguyễn Thị Lê Hương cho biết, hiện cả nước chỉ còn vài trường ĐH chưa thực hiện xong việc đăng ký chuyển đổi tên ngành học.

Kể từ khóa tuyển sinh ĐH-CĐ 2001 sẽ áp dụng việc tuyển sinh, đào tạo và cấp phát văn bằng theo đúng tên ngành học đã được chuyển đổi. Những khóa học từ 2010 về trước sẽ không hồi tố, tức không áp dụng việc cấp phát văn bằng theo danh mục tên ngành học mới.

 

Theo Xuân Chiểu - (Pháp luật TP.HCM)
http://vietbao.vn/Giao-duc/Thay-ten-doi-ho-nhieu-nganh-hoc/22009309/202/

Các tin tức khác
 Luật BHYT sửa đổi & bổ sung có hiệu lực từ 2015 (13:22 17/03/2015)
 Xem lịch thi tất cả các khóa (10:13 22/11/2012)
 Xem lịch học khóa K17-K18 (15:59 25/10/2012)
 hướng dẫn đánh giá trình độ ngoại ngữ cho học viên cao học (09:45 29/03/2012)
 “4 tip” giúp bạn du học “nhẹ tênh” (13:11 06/03/2012)
 Lệ phí tuyển sinh năm 2012 là 80.000 đ/thí sinh (07:19 29/02/2012)
 Thay đổi mã ngành, thí sinh lưu ý tránh nhầm lẫn (07:51 22/02/2012)
 Các bước đổi mới phương pháp dạy học (08:32 17/02/2012)
 7 đề án 'vá lỗ thủng nóc nhà' sư phạm (16:57 15/12/2011)
 Bao giờ Bộ hết 'ôm' việc của trường? (16:27 15/12/2011)
 12 suất học bổng du học Ấn Độ (08:50 18/03/2011)
 TS 2011: Thông báo kết quả tuyển thẳng trước 30/6 (08:45 18/03/2011)
 "Thay tên đổi họ" nhiều ngành học (15:57 23/02/2011)
 PGĐ ĐH Đà Nẵng: Nên xem đây là quyền của nhà tuyển dụng (08:01 10/12/2010)