TRANG CHỦ QUY ĐỊNH - QUY CHẾ TIN TỨC NHÂN SỰ GÓP Ý TÌM KIẾM
** Chào mừng các bạn đến với phòng Đào tạo - Đại học Duy Tân **
Tiếng Việt :: English
Giới Thiệu P.ĐÀO TẠO
Tuyển sinh
Tốt nghiệp
Kế hoạch đào tạo
Chương trình đào tạo
Thời khóa biểu
Danh Sách Thi
Kết quả học tập
Liên kết đào tạo
Thông báo
Tài liệu học tập
Hoạt động phong trào
 
Tin Tức
- Luật BHYT sửa đổi & bổ sung có hiệu lực từ 2015
z
- Xem lịch thi tất cả các khóa
Để xem lịch thi kết thúc học phần, vào mục Thời khóa biểu trên Web pdaotao.duytan.edu.vn
- Xem lịch học khóa K17-K18
 Vào liên kết này để xem: http://courses.duytan.edu.vn
- Thủ tướng phê duyệt Chiến lược phát triển giáo dục 2011 - 2020
Thủ tướng vừa phê duyệt "Chiến lược phát triển giáo dục 2011-2020" với mục tiêu tổng quát đến năm 2020, nền GD được đổi mới căn bản và toàn diện theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế; chất lượng GD được nâng cao một cách toàn diện.
@import url(/css/example.css);
- hướng dẫn đánh giá trình độ ngoại ngữ cho học viên cao học
Thực hiện Quy chế đào tạo trình độ thạc sĩ do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành kèm theo Thông tư số 10/2011/TT-BGDĐT ngày 28 tháng 2 năm 2011
- Đưa "cẩm nang tuyển sinh 2012" lên mạng
Sáng 13/3, Bộ GD&ĐT đưa toàn bộ thông tin tuyển sinh của 470 trường đại học, cao đẳng lên cổng thông tin thi và tuyển sinh của Bộ.
 

http://vietbao.vn/Giao-duc/Dua-cam-nang-tuyen-sinh-2012-len-mang/12965327/202/

@import url(/css/example.css);
- “4 tip” giúp bạn du học “nhẹ tênh”
Ngoài “giắt lưng” một vốn ngoại ngữ dồi dào, bạn còn cần gì nữa nhỉ?

- Lệ phí tuyển sinh năm 2012 là 80.000 đ/thí sinh
(Dân trí) - Thông tin từ Bộ GD-ĐT cho biết, lệ phí tuyển sinh năm 2012, bao gồm lệ phí ĐKDT và dự thi là 80.000 đồng/thí sinh.
- Thay đổi mã ngành, thí sinh lưu ý tránh nhầm lẫn

Theo quy định mới của Bộ GDĐT, mã ngành đào tạo của các trường ĐH và CĐ sẽ thay đổi toàn bộ trong năm 2012. Mã ngành mới sẽ bao gồm 1 chữ và 6 số thay vì 2 - 3 số như trước đây.

- Các bước đổi mới phương pháp dạy học
Xét về bản chất, đổi mới phương pháp dạy học (PPDH) không chỉ đơn thuần là một quá trình truyền đạt kiến thức, kỹ năng mà còn phải biến nó thành hành động tích cực của học sinh (HS).

 
Quy Định Quy Chế
   QUY ĐỊNH VỀ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG THANH TRA CÁC KỲ THI(20/12/2006)
  

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

 

Số: 41/2006/QĐ- BGDĐT

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

               Độc lập- Tự do- Hạnh phúc

Hà Nội, ngày 16 tháng 10 năm 2006

 

QUYẾT ĐỊNH

Ban hành Quy định về tổ chức và hoạt động thanh tra các kỳ thi

                            

                              

BỘ TRƯỞNG BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

Căn cứ Nghị định số 86/2002/NĐ-CP ngày 05 tháng 11 năm 2002 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của bộ, cơ quan ngang bộ;

Căn cứ Nghị định số 85/2003/NĐ-CP ngày 18 tháng 7 năm 2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo;

        Căn cứ Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục;

Căn cứ Nghị định số 85/2006/NĐ-CP ngày 18 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Thanh tra giáo dục;

Theo đề nghị của Chánh Thanh tra Bộ,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định về tổ chức và hoạt động thanh tra các kỳ thi.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo và thay thế Quyết định số 20/1998/QĐ-BGD&ĐT ngày 04 tháng 5 năm 1998 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Quy định về tổ chức và hoạt động thanh tra các kỳ thi theo Quy chế của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Điều 3. Các ông (bà) Chánh Văn phòng, Chánh Thanh tra, Cục trưởng Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục, Thủ trưởng các đơn vị có liên quan thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Thủ trưởng cơ quan quản lý giáo dục các cấp và các cơ sở giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

Nơi nhận:                             

-Văn phòng Chính phủ (để b/c);

-Thanh tra Chính phủ (để b/c);

- UBVHGD TN-TN&NĐ của QH;

- Lãnh đạo Bộ (để chỉ đạo);

- Như Điều 3 (để thực hiện);

- Bộ Tư Pháp (Cục KT VBQPPL);

- Website Chính phủ;

- Website Bộ;                                    

- Công báo;

- Lưu VT, TTr, PC.                            

 

                                                   

                      BỘ TRƯỞNG

 

 

 

                                                         

Nguyễn Thiện Nhân

(Đã ký)

 

 

                                               

                                                                                              

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO       CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

                                                                  Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

                                                                               

QUY ĐỊNH

Về tổ chức và hoạt động thanh tra các kỳ thi

(Ban hành kèm theo Quyết định số 41 /2006/QĐ-BGDĐT ngày 16 tháng 10                        năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)



 


Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

1. Văn bản này quy định về tổ chức và hoạt động thanh tra các kỳ thi, bao gồm: thi, xét tuyển, cử tuyển, xét tốt nghiệp ở các cấp học và trình độ đào tạo.

2. Quy định này được áp dụng đối với cơ quan quản lý giáo dục, cơ sở giáo dục, các đơn vị, tổ chức và cá nhân có liên quan đến các kỳ thi. 

Điều 2. Nguyên tắc hoạt động thanh tra

1. Tuân theo quy định của pháp luật; các quy định về thi và quy định tại văn bản này.

2. Không làm thay nhiệm vụ và không làm ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của các đơn vị, tổ chức, cá nhân tham gia thi; đảm bảo chính xác, khách quan, trung thực, công khai, dân chủ và kịp thời.

Điều 3. Nhiệm vụ thanh tra

1. Kiểm tra, đánh giá việc thực hiện các quy định về thi của các đơn vị, tổ chức, cá nhân tham gia.

2. Phòng ngừa, phát hiện và kiến nghị xử lý những trường hợp vi phạm các quy định về thi.

3. Giải quyết hoặc kiến nghị giải quyết các khiếu nại, tố cáo về thi.

4. Yêu cầu cơ quan quản lý giáo dục các cấp có biện pháp để đảm bảo kỳ thi diễn ra an toàn, nghiêm túc, đúng quy chế.

Điều 4. Quyền và nghĩa vụ của đối tượng thanh tra

1. Đối tượng được thanh tra có nghĩa vụ thực hiện đầy đủ yêu cầu về nội dung thanh tra, chấp hành các quyết định về thanh tra và có quyền khiếu nại lên cấp có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.

2. Cơ quan quản lý giáo dục, cơ sở giáo dục tổ chức thi và các đơn vị cá nhân có liên quan, có nghĩa vụ tạo điều kiện cho Đoàn thanh tra và cán bộ thanh tra làm việc, đáp ứng yêu cầu của thanh tra thi theo quy định.

Chương II

TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG THANH TRA CÁC KỲ THI

Điều 5. Hình thức thanh tra

1. Thanh tra thi được tiến hành theo hai hình thức: thanh tra theo chương trình, kế hoạch và thanh tra đột xuất.

2. Thanh tra theo chương trình, kế hoạch được tiến hành theo chương trình, kế hoạch đã được Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo hoặc Giám đốc sở giáo dục và đào tạo phê duyệt. Khi tiến hành thanh tra cần thông báo trước cho cơ quan quản lý giáo dục, cơ sở giáo dục, đơn vị tổ chức thi được thanh tra.

3. Thanh tra đột xuất được tiến hành khi phát hiện đơn vị, tổ chức, cá nhân có dấu hiệu vi phạm pháp luật và các qui định về thi theo yêu cầu của việc giải quyết khiếu nại, tố cáo hoặc do Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền giao.

Điều 6. Nội dung thanh tra

1. Thanh tra công tác chỉ đạo, tổ chức thi, điều kiện dự thi của thí sinh, hồ sơ thi, việc chuẩn bị cơ sở vật chất, lực lượng làm công tác thi.

2. Thanh tra việc đảm bảo an toàn, bí mật trong quy trình ra đề, sao in, bảo quản, vận chuyển đề thi, bài thi.

3. Thanh tra việc thực hiện các quy định về thi, chức trách nhiệm vụ của các thành viên trong hội đồng coi thi, chấm thi, chấm lại bài thi, những người phục vụ, bảo vệ khu vực thi và người dự thi.

4. Thanh tra việc thực hiện các quy định của hội đồng tuyển sinh, xét tuyển, cử tuyển, xét tốt nghiệp và giải quyết khiếu nại, tố cáo về thi.

Điều 7. Thời hạn thanh tra

1. Các hoạt động thanh tra được thực hiện trước kỳ thi, trong quá trình thi hoặc sau khi kết thúc kỳ thi.

2. Thời hạn thanh tra được thể hiện trong Quyết định thanh tra đối với từng nội dung của cuộc thanh tra.

Điều 8. Thẩm quyền ra quyết định và thành lập Đoàn thanh tra

1. Chánh Thanh tra Bộ Giáo dục và Đào tạo ra quyết định thanh tra và thành lập Đoàn thanh tra thi gồm các thành viên thuộc Thanh tra Bộ hoặc thành viên của các đơn vị khác thuộc Bộ sau khi đã thoả thuận với thủ trưởng các đơn vị đó.

Khi xét thấy cần thiết, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ra quyết định thanh tra thi và thành lập Đoàn thanh tra thi gồm các thành viên của các đơn vị thuộc Bộ, thành lập Đoàn thanh tra thi do Bộ uỷ quyền để thanh tra việc chỉ đạo, tổ chức, thực hiện các qui định về thi đối với các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, các cơ sở giáo dục thuộc thẩm quyền quản lý nhà nước của Bộ;

2. Chánh Thanh tra sở giáo dục và đào tạo ra quyết định thanh tra và thành lập Đoàn thanh tra thi gồm các thành viên thuộc Thanh tra Sở hoặc thành viên của đơn vị khác trực thuộc Sở sau khi đã thoả thuận với thủ trưởng các đơn vị đó.

Khi xét thấy cần thiết, Giám đốc sở giáo dục và đào tạo ra quyết định thanh tra thi và thành lập Đoàn thanh tra, cử cán bộ thanh tra để thanh tra việc tổ chức thi của các cơ sở giáo dục, các đơn vị trực thuộc Sở, các trường cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp thuộc quyền quản lý nhà nước của tỉnh; các trường trung cấp chuyên nghiệp của trung ương đóng trên địa bàn tỉnh.

3. Giám đốc các đại học, học viện, hiệu trưởng trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp, thủ trưởng cấp trên, thủ trưởng đơn vị tổ chức thi ra quyết định thanh tra và thành lập Đoàn thanh tra hoặc cử cán bộ thanh tra để thanh tra các kỳ thi do đơn vị mình tổ chức.

Chương III

QUYỀN HẠN, TRÁCH NHIỆM ĐOÀN THANH TRA

Điều 9. Quyền hạn của cán bộ thanh tra

1. Cán bộ thanh tra do cấp quản lý trực tiếp điều động có quyền:

a) Yêu cầu đối tượng được thanh tra báo cáo và xuất trình các hồ sơ, tài liệu liên quan đến nội dung thanh tra trừ những tài liệu thuộc bí mật nhà nước khi pháp luật có qui định và thông tin, tài liệu không liên quan đến nội dung thanh tra;

b) Kiến nghị với người có thẩm quyền tổ chức, lãnh đạo kỳ thi khắc phục những thiếu sót trong việc bảo đảm các điều kiện cho kỳ thi và thí sinh dự thi;

c) Lập biên bản ghi nhớ và kiến nghị người có trách nhiệm xử lý đối với thí sinh hoặc Lãnh đạo hội đồng, giám thị, giám khảo, phục vụ, bảo vệ thi khi phát hiện hành vi vi phạm pháp luật và các quy định về thi;

d) Kiến nghị hội đồng hoặc ban chấm thi chấm lại những bài đã chấm không đúng với hướng dẫn chấm;

e) Kiến nghị việc xử lý về những vấn đề khác liên quan đến nội dung thanh tra thi;

g) Kiến nghị cấp có thẩm quyền giải quyết các khiếu nại, tố cáo liên quan đến kỳ thi;

h) Kiến nghị Trưởng Đoàn thanh tra áp dụng các biện pháp thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Trưởng Đoàn để bảo đảm thực hiện nhiệm vụ được giao;

i) Cán bộ thanh tra thi có quyền bảo lưu ý kiến của mình khi ý kiến đó trái với nhận xét, đánh giá của Trưởng Đoàn đồng thời báo cáo với người ra quyết định thanh tra thi để kịp thời xem xét.

2. Cán bộ thanh tra thi hoạt động độc lập cũng thực hiện các quyền qui định ở điểm a, b, c, d, e, g khoản 1 Điều này.

Điều 10. Quyền hạn của Trưởng Đoàn thanh tra

1. Trưởng Đoàn thanh tra thi do cấp quản lý trực tiếp kỳ thi điều động, ngoài những quyền nêu ở điểm a, b, c, d, e, g khoản 1 Điều 9 còn có quyền:

a) Kiến nghị cấp có thẩm quyền đình chỉ thi và tổ chức thi lại một môn thi hoặc toàn bộ kỳ thi của một hội đồng thi hay một điểm thi nếu khu vực thi không đảm bảo an toàn, ảnh hưởng nghiêm trọng đến kết quả thi;

b) Kiến nghị cấp có thẩm quyền đình chỉ công việc của người lãnh đạo hội đồng thi hoặc điểm thi nếu người đó vi phạm nghiêm trọng các quy định về thi;

c) Kiến nghị với người ra quyết định thanh tra áp dụng các biện pháp theo thẩm quyền để đảm bảo thực hiện nhiệm vụ của Đoàn thanh tra.

2. Trưởng Đoàn thanh tra thi do cấp trên của cấp quản lý trực tiếp kỳ thi điều động, ngoài những quyền nêu tại khoản 1 điều này còn có quyền:

a) Kiến nghị huỷ bỏ kết quả chấm thi của một số bài thi hoặc cả một hội

đồng hoặc ban chấm thi và yêu cầu tổ chức chấm lại khi đã có căn cứ chính xác về việc vi phạm quy chế thi;

b) Kiến nghị thành lập hội đồng thẩm định để thẩm định lại kết quả trong các kỳ thi khi cần thiết. Hội đồng thẩm định kết luận về kết quả thi và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt. Kết luận thẩm định đã được phê duyệt là kết quả thi của kỳ thi.

c) Kiến nghị việc bổ sung, sửa đổi quy chế hoặc văn bản hướng dẫn chỉ đạo thi khi xét thấy không phù hợp.

Điều 11. Trách nhiệm của cán bộ thanh tra

1. Cán bộ thanh tra thi có trách nhiệm thực hiện đúng nội dung, đối tượng, thời hạn đã ghi trong quyết định thanh tra thi, thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công của Trưởng Đoàn, lập đầy đủ hồ sơ thanh tra thi theo quy định.

2. Cán bộ thanh tra thi phải báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao với Trưởng Đoàn thanh tra thi, chịu trách nhiệm trước pháp luật và Trưởng Đoàn về tính chính xác, trung thực, khách quan của nội dung báo cáo.

3. Cán bộ thanh tra thi hoạt động độc lập có trách nhiệm:

a) Thực hiện đúng nội dung, đối tượng và thời hạn đã ghi trong quyết định thanh tra thi đồng thời báo cáo với người ra quyết định thanh tra thi về việc thực hiện nhiệm vụ được phân công;

b) Lập biên bản khi người điều hành thi không nhất trí với các kiến nghị của mình đồng thời báo cáo lên cấp có thẩm quyền để giải quyết. Khi chưa có ý kiến của cấp có thẩm quyền, công việc vẫn thực hiện theo quyết định của người điều hành thi và người đó phải chịu trách nhiệm về quyết định của mình;

c) Khi phát hiện hành vi vi phạm vượt quá thẩm quyền xử lý của mình phải kịp thời báo cáo để người ra quyết định thanh tra thi xử lý.


Điều 12. Trách nhiệm của Trưởng Đoàn thanh tra

1. Trưởng Đoàn thanh tra thi có trách nhiệm tổ chức, chỉ đạo các thành viên trong Đoàn thanh tra thực hiện đúng nội dung, đối tượng, thời hạn đã ghi trong quyết định thanh tra.

2. Trưởng Đoàn thanh tra thi xử lý các kiến nghị, báo cáo của thành viên trong Đoàn thanh tra; lập biên bản khi người chịu trách nhiệm điều hành thi không nhất trí với các kiến nghị của Đoàn thanh tra đồng thời báo cáo lên cấp có thẩm quyền để giải quyết. Khi chưa có ý kiến của cấp có thẩm quyền, công việc vẫn thực hiện theo quyết định của người điều hành thi và người đó phải chịu trách nhiệm về quyết định của mình.

3. Trưởng Đoàn thanh tra thi có trách nhiệm báo cáo với người ra quyết 

định thanh tra về kết quả thanh tra thi và chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực, khách quan của báo cáo đó trước pháp luật .

4. Trong trường hợp kết luận của Đoàn thanh tra thi cấp trên khác với kết luận của Đoàn thanh tra thi cấp dưới thì căn cứ vào kết luận của Đoàn thanh tra thi cấp trên để xử lý.

Chương IV

KHEN THƯỞNG VÀ XỬ LÝ VI PHẠM

Điều 13. Khen thưởng

Tổ chức, đơn vị, cá nhân có thành tích trong hoạt động thanh tra thi được khen thưởng theo quy định của pháp luật.

Điều 14. Xử lý vi phạm

1. Cán bộ thanh tra thi vì động cơ cá nhân hoặc thiếu tinh thần trách nhiệm mà kết luận hay quyết định xử lý sai quy định; né tránh, bao che cho người có hành vi vi phạm pháp luật; tiết lộ thông tin, tài liệu về nội dung thanh tra khi chưa có kết luận chính thức thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự. Trường hợp gây thiệt hại phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.

2. Tổ chức, đơn vị, cá nhân nào hối lộ, cản trở, trả thù, vu cáo, vu khống đối với người làm công tác thanh tra thi; không thực hiện yêu cầu, kiến nghị của người ra Quyết định thanh tra thì tuỳ mức độ mà xử lý, xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự. Trường hợp gây thiệt hại phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.

Chương V

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 15. Trách nhiệm của các cấp quản lý

1. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo cơ quan quản lý giáo dục ở địa phương tổ chức Đoàn thanh tra và tạo điều kiện để đảm bảo các hoạt động thanh tra đối với các kỳ thi do địa phương quản lý.

2. Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước, Thủ trưởng các cơ sở giáo dục có trách nhiệm tổ chức, thực hiện công tác thanh tra các kỳ thi theo quy chế của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

3. Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước, Thủ trưởng cơ quan thanh tra có trách nhiệm kết luận và xử lý các kiến nghị về thanh tra thi.

Điều 16. Thanh tra Bộ

Thanh tra Bộ Giáo dục và Đào tạo chịu trách nhiệm hướng dẫn cụ thể về nghiệp vụ thanh tra và việc tổ chức thanh tra các kỳ thi.

                                                                   BỘ TRƯỞNG

                                                                       

                                                                         

                                                                             

                                                                      Nguyễn Thiện Nhân

                                                                               (Đã ký)


  Thông tin các Quy Định Quy Chế khác
       QUY CHẾ VỀ HỌC CHẾ TÍN CHỈ 43-2007 (10/12/2007)
       QUY CHẾ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC VÀ CAO ĐẲNG HỆ CHÍNH QUY (10/09/2006)
       QUI ĐINH QUẢN LÝ BẰNG 2 (10/12/2008)
       QUI ĐỊNH VỀ ĐÀO TẠO LIÊN THÔNG (10/04/2009)
       QUI ĐỊNH VỪA LÀM VỪA HỌC (28/08/2007)