TRANG CHỦ QUY ĐỊNH - QUY CHẾ TIN TỨC NHÂN SỰ GÓP Ý TÌM KIẾM
** Chào mừng các bạn đến với phòng Đào tạo - Đại học Duy Tân **
Tiếng Việt :: English
Giới Thiệu P.ĐÀO TẠO
Tuyển sinh
Tốt nghiệp
Kế hoạch đào tạo
Chương trình đào tạo
Thời khóa biểu
Danh Sách Thi
Kết quả học tập
Liên kết đào tạo
Thông báo
Tài liệu học tập
Hoạt động phong trào
 
Tin Tức
- Luật BHYT sửa đổi & bổ sung có hiệu lực từ 2015
- Xem lịch thi tất cả các khóa
Để xem lịch thi kết thúc học phần, vào mục Thời khóa biểu trên Web pdaotao.duytan.edu.vn
- Xem lịch học khóa K17-K18
 Vào liên kết này để xem: http://courses.duytan.edu.vn
- Thủ tướng phê duyệt Chiến lược phát triển giáo dục 2011 - 2020
Thủ tướng vừa phê duyệt "Chiến lược phát triển giáo dục 2011-2020" với mục tiêu tổng quát đến năm 2020, nền GD được đổi mới căn bản và toàn diện theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế; chất lượng GD được nâng cao một cách toàn diện.
@import url(/css/example.css);
- hướng dẫn đánh giá trình độ ngoại ngữ cho học viên cao học
Thực hiện Quy chế đào tạo trình độ thạc sĩ do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành kèm theo Thông tư số 10/2011/TT-BGDĐT ngày 28 tháng 2 năm 2011
- Đưa "cẩm nang tuyển sinh 2012" lên mạng
Sáng 13/3, Bộ GD&ĐT đưa toàn bộ thông tin tuyển sinh của 470 trường đại học, cao đẳng lên cổng thông tin thi và tuyển sinh của Bộ.
 

http://vietbao.vn/Giao-duc/Dua-cam-nang-tuyen-sinh-2012-len-mang/12965327/202/

@import url(/css/example.css);
- “4 tip” giúp bạn du học “nhẹ tênh”
Ngoài “giắt lưng” một vốn ngoại ngữ dồi dào, bạn còn cần gì nữa nhỉ?

- Lệ phí tuyển sinh năm 2012 là 80.000 đ/thí sinh
(Dân trí) - Thông tin từ Bộ GD-ĐT cho biết, lệ phí tuyển sinh năm 2012, bao gồm lệ phí ĐKDT và dự thi là 80.000 đồng/thí sinh.
- Thay đổi mã ngành, thí sinh lưu ý tránh nhầm lẫn

Theo quy định mới của Bộ GDĐT, mã ngành đào tạo của các trường ĐH và CĐ sẽ thay đổi toàn bộ trong năm 2012. Mã ngành mới sẽ bao gồm 1 chữ và 6 số thay vì 2 - 3 số như trước đây.

- Các bước đổi mới phương pháp dạy học
Xét về bản chất, đổi mới phương pháp dạy học (PPDH) không chỉ đơn thuần là một quá trình truyền đạt kiến thức, kỹ năng mà còn phải biến nó thành hành động tích cực của học sinh (HS).

 
CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO
Kinh tế ( Economics) (18/04/2009)

Bộ giáo dục và đào tạo                               Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt nam

                                                                  Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

Chương trình khung giáo dục đại học

 

Trình độ đào tạo:                                 Đại học

Ngành đào tạo:                              Kinh tế ( Economics)

Mã ngành :

(Ban hành kèm theo Quyết định số                /2004/QĐ-BGD&ĐT

ngày         tháng        năm 2004 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)

1. Mục tiêu đào tạo

        Đào tạo cử nhân Kinh tế có phẩm chất chính trị, đạo đức và sức khoẻ tốt; nắm vững những kiến thức cơ bản về kinh tế-xã hội, có năng lực chuyên môn về kinh tế, có khả năng phân tích, hoạch định chính sách và giải quyết các vấn đề kinh tế thuộc các lĩnh vực, các cấp khác nhau của nền kinh tế quốc dân.

 

2. Khung chương trình đào tạo

2.1. Khối lượng kiến thức tối thiểu và thời gian đào tạo theo thiết kế

     180 đơn vị học trình (viết tắt là đvht), chưa kể phần nội dung về Giáo dục Thể chất (5 đvht) và Giáo dục Quốc phòng (165 tiết).

              Thời gian đào tạo 4 năm.

2.2. Cấu trúc kiến thức của chương trình đào tạo                       đvht

2.2.1

Kiến thức giáo dục đại cương tối thiểu

(chưa kể các phần nội dung Giáo dục Thể chất và Giáo dục Quốc phòng)

64

2.2.2

Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp tối thiểu  

Trong đó tối thiểu :           

116

 

- Kiến thức cơ sở khối ngành       

8

 

- Kiến thức cơ sở ngành

16

 

- Kiến thức ngành (kể cả kiến thức chuyên ngành)

45

 

- Kiến thức bổ trợ

 

 

- Thực tập nghề nghiệp và khoá luận (hoặc thi tốt nghiệp)

15

 

3. Khối kiến thức bắt buộc

3.1. Danh mục các học phần bắt buộc                                    

3.1.1. Kiến thức giáo dục đại cương                                           52 đvht*

1

Triết học Mác-Lênin

6

2

Kinh tế chính trị Mác-Lênin

8

3

Chủ nghĩa xã hội khoa học

4

4

Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam

4

5

Tư tưởng Hồ Chí Minh

3

6

Ngoại ngữ

10

7

Toán cao cấp

6

8

Lý thuyết xác suất và thống kê toán

4

9

Pháp luật đại cương

3

10

Tin học đại cương

4

11

Giáo dục thể chất

5

12

Giáo dục quốc phòng

165 tiết

        * Chưa tính các học phần 11&12

 

3.1.2. Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp                                    44 đvht

         a. Kiến thức cơ sở của khối ngành                                               8 đvht

1

Kinh tế vi mô I

4

2

Kinh tế vĩ mô I

4

 

        b. Kiến thức cơ sở của ngành                                                       16 đvht

1

Kinh tế lượng

4

2

Lịch sử các học thuyết kinh tế

4

3

Nguyên lý thống kê kinh tế

4

4

Tài chính – Tiền tệ

4

 

         c. Kiến thức ngành                                                                      20 đvht

1

Kinh tế vi mô II

4

2

Kinh tế vĩ mô II

4

3

Kinh tế phát triển

4

4

Kinh tế công cộng

4

5

Kinnh tế môi trường

4

 

3.2. Mô tả nội dung các học phần bắt buộc

1. Triết học Mác-Lênin                                                                              6 đvht

Nội dung ban hành tại Quyết định số 45/2002/QĐ-BGD&ĐT, ngày 29/10/2002 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

2. Kinh tế chính trị Mác-Lênin                                                                  8 đvht

Nội dung ban hành tại Quyết định số 45/2002/QĐ-BGD&ĐT, ngày 29/10/2002 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

3. Chủ nghĩa xã hội khoa học                                                                     4 đvht

Nội dung ban hành tại Quyết định số 34/2003/QĐ-BGD&ĐT, ngày 31/7/2003 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

4. Lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam                                                           4 đvht

Nội dung ban hành tại Quyết định số 41/2003/QĐ-BGD&ĐT, ngày 27/8/2003 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

5. Tư tưởng Hồ Chí Minh                                                                           3 đvht

Nội dung ban hành tại Quyết định số 35/2003/QĐ-BGD&ĐT, ngày 31/7/2003 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

6. Ngoại ngữ (cơ bản)                                                                                10 đvht

        Đây là nội dung ngoại ngữ cơ bản nhằm trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về ngữ pháp, các kĩ năng giao tiếp thông dụng cùng với vốn từ vựng cần thiết cho giao tiếp và kinh doanh. Yêu cầu đạt trình độ trung cấp đối với những sinh viên đã hoàn tất chương trình ngoại ngữ 7 năm ở bậc trung học.

7. Toán cao cấp                                                                                     6 đvht

Điều kiện tiên quyết: không

Học phần cung cấp kiến thức đại cương về tập hợp, quan hệ và logic suy luận, cũng như các kiến thức cơ bản về Đại số tuyến tính và Giải tích toán học thực sự cần thiết cho việc tiếp cận với các mô hình phân tích quá trình ra quyết định trong kinh tế và quản lý: Không gian véctơ số học n chiều; Ma trận và định thức; Hệ phương trình tuyến tính; Dạng toàn phương; Hàm số và giới hạn; Phép toán vi phân đối với hàm số một biến số; Hàm nhiều biến và hàm ẩn; Các bài toán cực trị; Phép tính tích phân; Phương trình vi phân; Phương trình sai phân.

8. Lý thuyết xác suất và thống kê toán                                                4 đvht

Điều kiện tiên quyết: Toán cao cấp, Tin học đại cương, Kinh tế chính trị Mác-Lênin, Kinh tế vi mô I, Kinh tế vĩ mô I

Học phần được kết cấu thành hai phần tương đối độc lập về cấu trúc nhưng có liên quan chặt chẽ về nội dung:

- Phần lý thuyết xác suất giới thiệu tính quy luật của các hiện tượng ngẫu nhiên.

- Phần thống kê toán bao gồm các nội dung: Cơ sở lý thuyết về điều tra chọn mẫu, một phương pháp được dùng khá phổ biến trong điều tra, khảo sát các dữ liệu kinh tế và điều tra xã hội học; Các phương pháp ước lượng và kiểm định giả thuyết thống kê trong nghiên cứu các vấn đề thực tế nói chung và các vấn đề kinh tế nói riêng.

9. Pháp luật đại cương                                                                           3 đvht

Điều kiện tiên quyết: Không

Học phần giới thiệu các khái niệm, các phạm trù chung cơ bản nhất về Nhà nước và Pháp luật dưới góc độ của khoa học quản lý. Trên cơ sở đó, đi vào phân tích: Cấu trúc của bộ máy Nhà nước cũng như chức năng, thẩm quyền và địa vị pháp lý của các cơ quan trong bộ máy Nhà nước CHXHCN Việt Nam; Tính chất pháp lý và cơ cấu của hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật; Một số nội dung cơ bản của Luật Hành chính, Luật Dân sự, Luật Hình sự.

10. Tin học đại cương                                                                            4 đvht

Điều kiện tiên quyết: Toán cao cấp

Học phần trang bị cho sinh viên khối ngành Kinh tế-Quản trị kinh doanh những kiến thức cơ bản về tin học xét trên quan điểm của người ứng dụng. Học phần đề cập đến 5 khối kiến thức: 1/ Một số vấn đề cơ bản về tin học và máy tính. 2/ Các hệ điều hành MS DOS và WINDOWS. 3/ Soạn thảo văn bản trên máy tính. 4/ Sử dụng bảng tính Excel. 5/ Sử dụng các dịch vụ cơ bản của INTERNET. Học phần sẽ giúp sinh viên nâng cao kỹ năng sử dụng máy vi tính và các phần mềm thông dụng nhất.

11. Giáo dục Thể chất                                                                                 5 đvht

Nội dung ban hành tại Quyết định số 3244/GD-ĐT ngày 12/9/1995 và Quyết định số 1262/GD-ĐT ngày 12/4/1997 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

12. Giáo dục Quốc phòng                                                                         165 tiết

Nội dung ban hành tại Quyết định số 12/2000/QĐ-BGD&ĐT ngày 9/5/2000 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

13. Kinh tế vi mô I                                                                                 4 đvht

Điều kiện tiên quyết: Toán cao cấp

Giới thiệu các kiến thức cơ bản và cơ sở về hoạt động của nền kinh tế thị trường thông qua việc phân tích các quy luật kinh tế cơ bản như quy luật cung cầu, quy luật cạnh tranh. Học phần còn đề cập đến hành vi của các thành viên trong một nền kinh tế: người tiêu dùng, doanh nghiệp và chính phủ. Qua đó sinh viên sẽ được trang bị công cụ phân tích để hiểu và có thể áp dụng khi học các học phần tiếp theo.

14. Kinh tế vĩ mô I                                                                               4 đvht

Điều kiện tiên quyết: Toán cao cấp, Kinh tế vi mô I.

Giới thiệu một số khái niệm cơ bản của kinh tế vĩ mô, bao gồm : Đo lường tổng sản lượng và mức giá của nền kinh tế; Mô tả hành vi của nền kinh tế trong dài hạn: Các nhân tố qui định tăng trưởng kinh tế, thất nghiệp và lạm phát trong dài hạn; Giới thiệu những tư tưởng chính về tổng cung, tổng cầu và cân bằng kinh tế vĩ mô; Lạm phát và thất nghiệp trong ngắn hạn; Giới thiệu các vấn đề kinh tế vĩ mô của một nền kinh tế mở bao gồm cán cân thanh toán, tỷ giá hối đoái và các chính sách thương mại.

15. Kinh tế lượng                                                                                        4 đvht

Điều kiện tiên quyết: Lý thuyết xác xuất và thống kê toán, Toán cao cấp, Kinh tế vi mô I, Kinh tế vĩ mô I, Tin học đại cương.

Học phần cung cấp các kỹ thuật ước lượng, hiệu chỉnh mô hình hồi quy một phương trình, cách phân tích tính đúng đắn về mặt kỹ thuật cũng như về kinh tế của mô hình. Học phần còn trang bị cho sinh viên cách thức vận dụng các công cụ phân tích định lượng vào một số vấn đề kinh tế, quản trị kinh doanh cơ bản trên cơ sở sử dụng phần mềm chuyên dùng và cơ sở dữ liệu của Việt Nam.

16. Lịch sử các học thuyết kinh tế                                                             4 đvht

Điều kiện tiên quyết: Kinh tế chính trị Mác-Lênin

Giới thiệu hoàn cảnh, điều kiện ra đời, các tác giả và các tác phẩm tiêu biểu, nội dung các học thuyết kinh tế của chủ nghĩa trọng thương, trọng nông, kinh tế chính trị tư sản cổ điển, tiểu tư sản, học thuyết Mác-Lênin, các học thuyết kinh tế hiện đại, kinh tế phương Đông cổ đại, lý luận của chủ nghĩa xét lại, cải lương, kinh tế thị trường các nước XHCN... Trên cơ sở đó giúp cho người học có năng lực phê phán, kế thừa, chọn lọc, bổ sung và phát triển cho phù hợp với điều kiện Việt Nam.

 

 

17. Nguyên lý thống kê kinh tế                                                                  4 đvht

Điều kiện tiên quyết: Kiến thức giáo dục đại cương, Kinh tế vi mô I, Kinh tế vĩ mô I

Cung cấp một cách có hệ thống các phương pháp điều tra thống kê bao gồm việc thu thập thông tin ban đầu về các hiện tượng kinh tế-xã hội và việc xử lý các thông tin đã thu thập. Trang bị các phương pháp phân tích kinh tế-xã hội làm cơ sở cho dự đoán các mức độ của hiện tượng trong tương lai nhằm giúp cho việc ra quyết định ở tầm vi mô và vĩ mô.

18. Tài chính - Tiền tệ                                                                                4 đvht

Điều kiện tiên quyết: Kinh tế vĩ mô I, Kinh tế vi mô I.

Trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản như: Chức năng tài chính- tiền tệ và cấu trúc hệ thống tài chính trong nền kinh tế; Hoạt động của thị trường tài chính, các tổ chức tài chính trung gian, hoạt động khu vực tài chính nhà nước; Ngân sách và chính sách tài khoá, hoạt động khu vực tài chính doanh nghiệp: vốn, nguồn vốn, quản lý vốn; Hoạt động của hệ thống ngân hàng (Ngân hàng thương mại, ngân hàng trung ương) nhằm ổn định tiền tệ, cung ứng vốn, dịch vụ thanh toán cho nền kinh tế.

19. Kinh tế vi mô II                                                                                        4 đvht

Điều kiện tiên quyết: Kinh tế vi mô I

Phân tích hành vi của các doanh nghiệp, người tiêu dùng và phân tích các yếu tố xác định giá và lượng trong thị trường hàng hoá và thị trường các yếu tố sản xuất. ý nghĩa của các loại cơ cấu thị trường. Phân tích các nhược điểm vốn có của thị trường và vai trò Chính phủ. Ngoài ra còn trang bị các công cụ nâng cao trong phân tích cân bằng tổng quát.

20. Kinh tế vĩ mô II                                                                                    4 đvht

Điều kiện tiên quyết: Kinh tế vi mô I, Kinh tế vĩ mô I

Giới thiệu cho sinh viên các trường phái và những cách tiếp cận khác nhau nhằm giải thích sự vận hành của nền kinh tế trong ngắn hạn và dài hạn. Giới thiệu các chính sách kinh tế vĩ mô cơ bản và đặc biệt nhấn mạnh vào vai trò quản lý và hệ thống các công cụ chính sách kinh tế vĩ mô đối với một nền kinh tế mở. Bên cạnh đó còn phát triển những cơ sở vi mô làm nền tảng cho các phân tích kinh tế vĩ mô.

21. Kinh tế phát triển                                                                                 4 đvht

Điều kiện tiên quyết: Kinh tế vi mô I, Kinh tế vĩ mô I.

Cung cấp những nội dung sau: Lý thuyết cơ bản về phát triển kinh tế và vận dụng vào thực tiễn các nước đang phát triển; Bản chất tăng trưởng và phát triển kinh tế; Những vấn đề phát triển kinh tế được đặt ra với các nước đang phát triển; Tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển phúc lợi cho con người; Các yếu tố tác động đến tăng trưởng kinh tế: lao động, vốn tài nguyên và công nghệ; Các chính sách phát triển kinh tế: chính sách phát triển nông nghiệp và nông thôn, chính sách công nghiệp, tài chính và ngoại thương; Ngoài ra còn nghiên cứu sự vận dụng vào đường lối phát triển kinh tế của Việt Nam.

22. Kinh tế công cộng                                                                                  4 đvht

Điều kiện tiên quyết: Kinh tế vi mô I, Kinh tế vĩ mô I

Nghiên cứu các vấn đề cơ bản bao gồm: Bản chất, nội dung của khu vực công cộng và các tính qui luật phát triển của nó trong mối quan hệ hữu cơ vơí khu vực tư nhân; Trục trặc và thất bại của khu vực tư nhân làm cơ sở đề xuất các giải pháp can thiệp của Chính phủ; Đánh giá các chính sách can thiệp của Chính phủ theo tiêu chuẩn hiệu qủa kinh tế và bảo đảm công bằng xã hội như chính sách chi tiêu công, chính sách thuế cũng như tác động của các chính sách này đến lợi ích của các đối tượng khác nhau trong xã hội. Từ đó nhằm điều chỉnh bổ sung và hoàn thiện sao cho phù hợp với từng thời kỳ phát triển kinh tế xã hội.

23. Kinh tế môi trường                                                                               4 đvht

Điều kiện tiên quyết: Kinh tế vi mô I

Cung cấp những kiến thức cơ bản về: Mối quan hệ giữa môi trường và phát triển kinh tế bền vững; Bản chất của hệ thống môi trường; Kinh tế học của chất lượng môi trường; Những kỹ năng cơ bản của phân tích kinh tế tác động tới môi trường; Nguyên lý và những kỹ năng cần thiết trong phân tích chi phí lợi ích và môi trường; Những công cụ chủ yếu quản lý môi trường.

 

    4. Hướng dẫn sử dụng chương trình khung ngành kinh tế để thiết kế các chương trình đào tạo cụ thể

         Chương trình khung giáo dục là những qui định nhà nước về cấu trúc, khối lượng và nội dung kiến thức tối thiểu cho từng ngành đào tạo và ứng với từng trình độ đào tạo, do đó là cơ sở giúp Bộ Giáo dục và Đào tạo quản lý chất lượng đào tạo tại tất cả các cơ sở giáo dục đại học trên phạm vi toàn quốc.

4.1. Chương trình khung trình độ đại học ngành Kinh tế được thiết kế theo hướng thuận lợi cho việc phát triển các chương trình có cấu trúc kiểu đơn ngành (Single Major). Danh mục các học phần (môn học) và khối lượng của chúng đưa ra tại mục 3 chỉ là những qui định bắt buộc tối thiểu. Căn cứ vào mục tiêu, thời gian đào tạo, khối lượng và cơ cấu kiến thức quy định tại các mục 1 và 2, các trường bổ sung những học phần cần thiết để xây dựng thành chương trình đào tạo cụ thể của trường mình với tổng khối lượng không dưới 180 đvht (không kể các nội dung về Giáo dục Thể chất và Giáo dục Quốc phòng).

4.2. Phần kiến thức chuyên ngành (nếu có) thuộc ngành Kinh tế có thể được thiết kế theo từng lĩnh vực hẹp của ngành Kinh tế, hoặc theo hướng phát triển qua một ngành thứ hai khác. Sự khác biệt về nội dung đào tạo giữa các chuyên ngành nằm trong giới hạn 20% kiến thức chung của ngành.

4.3. Phần kiến thức bổ trợ (nếu có), có thể được trường thiết kế theo một trong hai hướng sau:

- Bố trí các nội dung được lựa chọn khá tự do, liên quan tới nhiều ngành đào tạo nhưng xét thấy có lợi trong việc mở rộng năng lực hoạt động của sinh viên sau tốt nghiệp.

- Bố trí các học phần có nội dung thuộc một ngành đào tạo thứ hai khác với ngành Kinh tế nhằm giúp mở rộng phạm vi hoạt động của sinh viên sau khi tốt nghiệp. Trong trường hợp mảng kiến thức ngành thứ hai có khối lượng bằng hoặc vượt 25 đvht, chương trình mới được tạo ra sẽ có cấu trúc kiểu ngành chính (Major)-ngành phụ (Minor). Còn nếu khối lượng mảng kiến thức của ngành thứ hai vượt quá 45 đvht chương trình được tạo ra sẽ có cấu trúc kiểu song ngành (Double Majors). 

Trường hợp đặc biệt khi chương trình mới tạo ra thỏa mãn đồng thời những quy định về chương trình khung tương ứng với hai ngành đào tạo khác nhau thì người tốt nghiệp sẽ được nhận hai văn bằng đại học. Đương nhiên trong trường hợp này, khối lượng kiến thức của toàn chương trình và thời gian đào tạo theo thiết kế sẽ lớn hơn nhiều so với ba kiểu cấu trúc trên.

4.4 Hiệu trưởng các trường đại học ký quyết định ban hành các chương trình đào tạo ngành Kinh tế để triển khai thực hiện trong phạm vi trường mình.

                                                KT. Bộ trưởng Bộ giáo dục và đào tạo

                                                                                Thứ trưởng

 

 

                                                                           Bành Tiến Long

 


  Thông tin các chương trình đào tạo khác
       KHUNG CHƯƠNG TRÌNH TỪ KHÓA 08 ĐẾN KHÓA 11 (KHOA KẾ TOÁN) (13/04/2009)
       KHUNG CHƯƠNG TRÌNH TỪ KHÓA 10 ĐẾN KHÓA 11 (13/04/2009)
       KHUNG CHƯƠNG TRÌNH TỪ KHÓA 8 ĐẾN KHÓA 9 (13/04/2009)