TRANG CHỦ QUY ĐỊNH - QUY CHẾ TIN TỨC NHÂN SỰ GÓP Ý TÌM KIẾM
** Chào mừng các bạn đến với phòng Đào tạo - Đại học Duy Tân **
Tiếng Việt :: English
Giới Thiệu P.ĐÀO TẠO
Tuyển sinh
Tốt nghiệp
Kế hoạch đào tạo
Chương trình đào tạo
Thời khóa biểu
Danh Sách Thi
Kết quả học tập
Liên kết đào tạo
Thông báo
Tài liệu học tập
Hoạt động phong trào
 
Tin Tức
- Luật BHYT sửa đổi & bổ sung có hiệu lực từ 2015
- Xem lịch thi tất cả các khóa
Để xem lịch thi kết thúc học phần, vào mục Thời khóa biểu trên Web pdaotao.duytan.edu.vn
- Xem lịch học khóa K17-K18
 Vào liên kết này để xem: http://courses.duytan.edu.vn
- Thủ tướng phê duyệt Chiến lược phát triển giáo dục 2011 - 2020
Thủ tướng vừa phê duyệt "Chiến lược phát triển giáo dục 2011-2020" với mục tiêu tổng quát đến năm 2020, nền GD được đổi mới căn bản và toàn diện theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế; chất lượng GD được nâng cao một cách toàn diện.
@import url(/css/example.css);
- hướng dẫn đánh giá trình độ ngoại ngữ cho học viên cao học
Thực hiện Quy chế đào tạo trình độ thạc sĩ do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành kèm theo Thông tư số 10/2011/TT-BGDĐT ngày 28 tháng 2 năm 2011
- Đưa "cẩm nang tuyển sinh 2012" lên mạng
Sáng 13/3, Bộ GD&ĐT đưa toàn bộ thông tin tuyển sinh của 470 trường đại học, cao đẳng lên cổng thông tin thi và tuyển sinh của Bộ.
 

http://vietbao.vn/Giao-duc/Dua-cam-nang-tuyen-sinh-2012-len-mang/12965327/202/

@import url(/css/example.css);
- “4 tip” giúp bạn du học “nhẹ tênh”
Ngoài “giắt lưng” một vốn ngoại ngữ dồi dào, bạn còn cần gì nữa nhỉ?

- Lệ phí tuyển sinh năm 2012 là 80.000 đ/thí sinh
(Dân trí) - Thông tin từ Bộ GD-ĐT cho biết, lệ phí tuyển sinh năm 2012, bao gồm lệ phí ĐKDT và dự thi là 80.000 đồng/thí sinh.
- Thay đổi mã ngành, thí sinh lưu ý tránh nhầm lẫn

Theo quy định mới của Bộ GDĐT, mã ngành đào tạo của các trường ĐH và CĐ sẽ thay đổi toàn bộ trong năm 2012. Mã ngành mới sẽ bao gồm 1 chữ và 6 số thay vì 2 - 3 số như trước đây.

- Các bước đổi mới phương pháp dạy học
Xét về bản chất, đổi mới phương pháp dạy học (PPDH) không chỉ đơn thuần là một quá trình truyền đạt kiến thức, kỹ năng mà còn phải biến nó thành hành động tích cực của học sinh (HS).

 
TIN TỨC
Đề án Quốc gia 191: Tìm sự “đột phá” cho giai đoạn hai (15:26 28/04/2010)
 

Đề án Quốc gia 191 “Hỗ trợ doanh nghiệp ứng dụng CNTT phục vụ hội nhập và phát triển giai đoạn 2005 – 2010” sắp “cán đích” sau 5 năm triển khai.

Đại diện Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho biết, với hiệu quả đã được khẳng định trong cộng đồng doanh nghiệp, việc ra đời giai đoạn hai của Đề án là cần thiết.

Giúp doanh nghiệp đẩy mạnh ứng dụng

Tại buổi làm việc giữa Bộ TT&TT với VCCI cuối tháng 4/2010, trao đổi sơ bộ về kết quả thực hiện Đề án Quốc gia 191 giai đoạn 2005 – 2010, ông Lê Văn Lợi – Viện trưởng Viện Tin học Doanh nghiệp (đơn vị trực thuộc VCCI) cho biết: Qua gần 5 năm thực hiện Đề án Quốc gia 191, VCCI đã tổ chức nhiều hoạt động nâng cao nhận thức ứng dụng CNTT, giúp doanh nghiệp lựa chọn giải pháp ứng dụng, đào tạo nhân lực CNTT, hỗ trợ tham gia thương mại điện tử… Nhằm đưa ra bức tranh toàn cảnh về thực trạng ứng dụng của cộng đồng doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam, góp phần quan trọng cho công tác hoạch định chính sách của Nhà nước, VCCI đã thực hiện hai cuộc điều tra, khảo sát lớn là Điều tra Chỉ số ứng dụng CNTT toàn quốc (thực hiện trong năm 2009 – 2010, dự kiến công bố vào cuối tháng 4 hoặc đầu tháng 5/2010), Điều tra Thực trạng ứng dụng CNTT của doanh nghiệp tại các địa phương (thực hiện từ năm 2006 – 2010). 

VCCI đã tổ chức nhiều hoạt động nâng cao nhận thức ứng dụng CNTT cho doanh nghiệp. (Ảnh: Thanh Hải)

Theo ông Lê Văn Lợi, công tác tuyên truyền ứng dụng CNTT cho lãnh đạo, nhân lực phụ trách CNTT và nhân viên trong các doanh nghiệp được thực hiện linh hoạt với các hình thức đào tạo trực tiếp tại địa phương, hội thảo (trung bình 45 hội thảo/1 năm), toạ đàm, phát hành bản tin, sách chuyên khảo… Hai năm trở lại đây, công tác hướng dẫn các doanh nghiệp địa phương lập website quảng bá thương hiệu, ứng dụng thương mại điện tử phục vụ xuất khẩu sang thị trường các nước như Hoa Kỳ, Nhật Bản… cũng được đẩy mạnh. Tính đến năm 2010, đã có 10 tỉnh thành lập Sàn giao dịch điện tử, góp phần giúp cho các doanh nghiệp địa phương mở rộng thị trường quốc tế.

Rào cản “dùng phần mềm theo cảm tính

Là người theo sát quá trình triển khai Đề án Quốc gia 191, ông Nguyễn Trung Thực – Giám đốc kinh doanh Viện Tin học Doanh nghiệp, đã nêu lên thực trạng: Do không nắm rõ về sản phẩm và do hiện nay trong nước chưa có đơn vị thẩm định chất lượng phần mềm, thế nên, mỗi khi đưa ra quyết định mua sắm các doanh nghiệp thường rất lúng túng và chỉ dựa theo cảm tính, kinh nghiệm cóp nhặt từ thực tế. Ông Thực nhấn mạnh, trừ một số ít doanh nghiệp tại thành phố lớn như Hà Nội, TP.HCM…, còn lại nhiều doanh nghiệp, nhất là tại vùng sâu, vùng xa hiện nay chỉ tư duy “thấy rẻ là… mua”. Chính thực tế này lại tạo điều kiện cho nhiều đơn vị cung cấp phần mềm đang chạy đua cạnh tranh bằng giá thành để tìm kiếm khách hàng, tăng thị phần chứ không hẳn là chất lượng.

Bên cạnh đó, các đơn vị hoạt động trong lĩnh vực tư vấn ứng dụng CNTT hiện nay thường đưa ra tiêu chí đánh giá phần mềm thiếu cơ sở thuyết phục, dẫn đến chuyện mỗi nơi một “phách” (như với phần mềm kế toán, một doanh nghiệp nếu cần được tư vấn sẽ nhận được các ý kiến khác nhau: nơi nói MISA tốt, nơi cho rằng nên dùng ACsoft, có người lại khẳng định cần dùng phần mềm ngoại…). “Thực tế đó dễ gây thiếu hiệu quả cho công tác ứng dụng của doanh nghiệp. Để đảm bảo quyền lợi và giúp các doanh nghiệp ứng dụng CNTT hiệu quả, tại Việt Nam cần sớm có cơ quan kiểm định chất lượng sản phẩm” - ông Thực khẳng định.

Giai đoạn hai: Cần sự “đột phá

Theo ông Hoàng Văn Dũng - Phó Chủ tịch VCCI, riêng trong năm 2009 Việt Nam đã có thêm 83000 doanh nghiệp mới được thành lập, nâng tổng số doanh nghiệp tư nhân trong nước hiện nay lên tới 500.000 (trong đó, 86% là doanh nghiệp nhỏ và vừa với số vốn dưới 10 tỷ đồng, số lượng lao động dưới 300 người).

Như vậy, đặt trong thời điểm VCCI đang gấp rút triển khai công tác tổng kết việc thực hiện Đề án 191, nghiên cứu phối hợp với các đơn vị liên quan tiến hành xây dựng dự thảo kế hoạch cho giai đoạn tiếp theo để trình Chính phủ như hiện nay, ông Dũng dự báo: Thời gian sắp tới, số lượng doanh nghiệp tại Việt Nam sẽ còn tăng mạnh, và điều đó cũng đồng nghĩa với nhu cầu, thị trường ứng dụng CNTT trong cộng đồng doanh nghiệp sẽ lớn hơn. Do đó, giai đoạn nối tiếp của Đề án 191 cần đưa ra được phương án tổ chức, thực hiện bám sát xu hướng phát triển của cộng đồng doanh nghiệp trong nước…

Đưa ra một số định hướng triển khai cho việc xây dựng kế hoạch tiếp theo của Đề án 191, ông Lê Văn Lợi cho rằng trên cơ sở ý kiến đóng góp từ một số địa phương như Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng qua thời gian triển khai Đề án, trong giai đoạn tiếp theo Đề án sẽ xem xét có nên mở rộng thêm đối tượng doanh nghiệp lớn cùng với đối tượng doanh nghiệp vừa và nhỏ hay không; đồng thời, ngoài việc phối hợp với các Sở TT&TT như hiện nay, tùy địa phương cũng cần phối hợp chặt chẽ với các đơn vị khác như Sở Công thương, Sở Khoa học và Công nghệ, Cục Thuế, Cục Hải quan (các đơn vị lần lượt liên quan trực tiếp đến công tác xúc tiến thương mại, triển khai thương mại điện tử, ứng dụng công nghệ mới trong CNTT, phát triển thương hiệu, thuế điện tử, hải quan điện tử) nhằm đảm bảo sự thuận lợi cho công tác ứng dụng, xúc tiến thương mại, kê khai thuế...

Trao đổi thêm về công tác tổng kết, ông Nguyễn Thành Phúc – Cục trưởng Cục Ứng dụng CNTT (Bộ TT&TT) cho rằng một vấn đề rất quan trọng là việc đánh giá sau 5 năm cần chỉ ra được các mô hình doanh nghiệp ứng dụng CNTT thành công, để từ đó tuyên truyền, nhân rộng trong cộng đồng doanh nghiệp.

Công tác đánh giá Đề án Quốc gia 191 cần phải làm rõ được những khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp liên quan đến vấn đề chính sách, vay vốn để kiến nghị với Chính phủ hỗ trợ xây dựng phương hướng tháo gỡ.

Theo ICTnews

Các tin tức khác
 Luật BHYT sửa đổi & bổ sung có hiệu lực từ 2015 (13:22 17/03/2015)
 Xem lịch thi tất cả các khóa (10:13 22/11/2012)
 Xem lịch học khóa K17-K18 (15:59 25/10/2012)
 hướng dẫn đánh giá trình độ ngoại ngữ cho học viên cao học (09:45 29/03/2012)
 “4 tip” giúp bạn du học “nhẹ tênh” (13:11 06/03/2012)
 Lệ phí tuyển sinh năm 2012 là 80.000 đ/thí sinh (07:19 29/02/2012)
 Thay đổi mã ngành, thí sinh lưu ý tránh nhầm lẫn (07:51 22/02/2012)
 Các bước đổi mới phương pháp dạy học (08:32 17/02/2012)
 7 đề án 'vá lỗ thủng nóc nhà' sư phạm (16:57 15/12/2011)
 Bao giờ Bộ hết 'ôm' việc của trường? (16:27 15/12/2011)
 12 suất học bổng du học Ấn Độ (08:50 18/03/2011)
 TS 2011: Thông báo kết quả tuyển thẳng trước 30/6 (08:45 18/03/2011)
 "Thay tên đổi họ" nhiều ngành học (15:57 23/02/2011)
 PGĐ ĐH Đà Nẵng: Nên xem đây là quyền của nhà tuyển dụng (08:01 10/12/2010)